Vì sao khó bỏ thuốc lá?

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen, nó là bệnh gây nghiện nicotin mã ICD là F17. Nghiện nicotin tạo nhiều khoái cảm tâm thần, như khoái cảm yêu đời tăng hiệu quả trí óc, thư giãn, tập trung, giảm cân, an tâm. Thiếu nicotin thì bứt rứt lo âu, trầm cảm thèm ăn, cảm giác ớn lạnh, nhất là mùa lạnh, giảm tập trung… Do đó người nghiện phải tiếp tục hút để duy trì cảm giác dễ chịu và tránh né những cảm giác khó chịu do thiếu thuốc lá gây ra. Đây chính là yếu tố dù biết thuốc lá độc do nhũng chất khác như gây ung thư, gây viêm và cả tác hại khác về sức khỏe, kinh tế nhưng người nghiện rất khó bỏ và càng nghiện nặng càng khó bỏ .

Ngoài ra, người nghiện phải có kiến thức về tác hại thuốc lá, về quy định pháp luật, có quyết tâm và nếu cần phải có sự hỗ trợ của cán bộ tư vấn, cán bộ y tế và cả gia đình cũng như cộng đồng. Muốn thành công cai phải  có kiến thức – quyết tâm và hỗ trợ.

Như vậy, nghiện thuốc lá đã thành một bệnh mà không phải là thói quen. Do thói quen thì dùng ý chí có thể bỏ được, nhưng đối với nghiện thuốc lá lại cần đến sự hỗ trợ của thuốc mới thành công.

Mặc khác, sự phối hợp của cộng đồng trong công tác phòng chống thuốc lá: chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ và chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có tác dụng răn đe và tạo động lực bỏ thuốc của bản thân người hút.

Nguyên nhân do hội chứng cai nghiện

Cũng như chất gây nghiện khác bạn sẽ gặp hội chứng cai từ nhẹ đến nặng và triệu chứng rất đa dạng trên tâm sinh lý cũng như cơ thể như kích thích, trầm cảm, cáu gắt, mất kiềm chế, gây hấn, mất bình tỉnh, mất ngủ,và ham muốn thuốc lá dữ dội.            

Hội chứng cai xuất hiện sớm trong 1-2 ngày, tăng đỉnh trong 1 tuần. Sau 1 tháng thì nhẹ dần do giảm nicotin trong cơ thể. Biện pháp tư vấn động viên an ủi tinh thần hoặc nặng hơn dùng các thuốc như buprobion, varenicline để giảm nhu cầu hút. Các biện pháp thư giãn, xả tress… rất quan trong. Nên tìm cán bộ tư vấn để theo dõi sát, động viên bản thân người nghiện thuốc lá và tiếp tục tư vấn phòng ngừa tái nghiện cũng như  đánh giá thành công.

Nên tránh xa các môi trường có nguy cơ cao làm gián đoạn việc cai thuốc và gây kích phát các triệu chứng trầm cảm lo âu như: tránh gần gũi nhiều người hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng các chất kích thích khác, tránh làm các công việc căng thẳng, áp lực cao, hạn chế trải qua những chấn động tâm lý tình cảm như chia tay, xung đột tình cảm. Ngay cả những hoàn cảnh tâm lý thật thuận lợi, thật hạnh phúc thoải mái, thư giãn cũng dễ làm cho người nghiện thấy thèm thuốc trở lại.