Cổng chào biểu tượng 8 con rồng trên quốc lộ 1 (Hà Nội - Lạng Sơn).
 

Thay vào đó, thành phố sẽ triển khai phương án trang trí bằng hoa, cây xanh, panô, có các điểm nhấn như lâu nay vẫn làm vào các dịp có sự kiện quan trọng.

Cũng theo ông Thảo, căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã nghiêm túc chỉ đạo, triển khai thực hiện như quy hoạch chi tiết và thiết kế kiến trúc 5 cổng chào tại các vị trí theo đúng quyết định của Thủ tướng; tổ chức họp báo, xin ý kiến của các tổ chức chuyên môn về phương án kiến trúc, kêu gọi các doanh nghiệp đóng góp kinh phí xây dựng theo phương thức xã hội hóa (không gắn với quảng cáo của doanh nghiệp).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thành phố đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của cộng đồng dân cư, dư luận xã hội, của hội Kiến trúc sư Việt Nam, hội Kiến trúc sư Hà Nội và ý kiến của một số đại biểu HĐND thành phố. Nhiều ý kiến cho rằng làm cổng chào là cần thiết để tạo điểm nhấn, tăng thêm không khí vui tươi, phấn khởi, khích lệ lòng tự hào của Thủ đô, của đất nước. Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng làm cổng chào tốn kém là chưa cần thiết, nên dành kinh phí để giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, giúp đỡ người nghèo...
 
Về kinh phí xã hội hóa do các doanh nghiệp ủng hộ, ông Thảo cho biết, sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề dân sinh bức xúc, chỉnh trang đô thị, trang trí một số khu vực trung tâm đón chào Đại lễ.
 
Theo SGTT