Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Image

Theo đó, việc cắt giảm chi tiêu ở một số bộ phận có thể lên đến 10%, và tỷ lệ cắt giảm nhân sự có thể tới 20%, con số khiến Washington lo lắng nếu được thông qua.

Việc cắt giảm sẽ nhắm vào các nguồn quỹ tự do và sẽ không ảnh hưởng đến các chương trình bắt buộc như An sinh xã hội hoặc bảo hiểm sức khỏe quốc gia dành cho người từ 65 tuổi trở lên, các nguồn tin cho biết.

Nguồn tiền tiết kiệm được từ việcc cắt giảm chi tiêu dự kiến ​​sẽ được sử dụng để chi trả cho kế hoạch tăng ngân sách quân sự, cắt giảm thuế của Lầu Năm góc và một số dự án ưu tiên của tân Tổng thống Trump, trong đó có khả năng bao gồm kế hoạch gây tranh cãi về việc xây dựng bức tường chống nhập cư trên biên giới phía nam của đất nước với Mexico.

Các nhóm chịu trách nhiệm thực hiện cũng đang xem xét việc cắt giảm nhân sự trong vòng 4 năm tới thông qua chính sách đóng băng tuyển dụng và tái cơ cấu tổ chức. Các thành phần bảo thủ ở Washington từ lâu đã muốn cắt giảm như vậy và do đó, chắc chắn sẽ hỗ trợ kế hoạch này.

Các Tổng thống thường hiếm khi cắt giảm chi tiêu mà thay vào đó, lựa chọn việc đóng băng. Trong khi đó, chi tiêu liên bang đã cao đến mức lịch sử 14,2 nghìn tỷ USD. Theo Sputnik, nếu Mỹ không thay đổi mô hình chi tiêu thì đến năm 2090, nợ quốc gia có thể cao gấp 3 lần tổng sản phẩm trong nước.

Tháng trước, Tổng thống đắc cử Trump đã đề cử Hạ nghị sĩ Cộng hoà Mick Mulvaney - người có quan điểm bảo thủ trong vấn đề tài chính, làm người đứng đầu Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB), một dấu hiệu rõ ràng cho thấy việc cắt giảm chi tiêu là một ưu tiên hàng đầu trong chính quyền sắp tới của ông.

Tuy nhiên, ông Trump có khả năng phải đối mặt với một loạt sự phản đối từ đảng Dân chủ và công đoàn liên bang.

Tố Quyên (Lược dịch từ Washington Examiner & Sputnik)