Cẩn ngủ 7 tiếng mối ngày để giảm nguy cơ trầm cảm. Ảnh: Yonhap

Ông Shin Young-chul, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần thuộc Trung tâm Y tế Kangbuk Samsung, tiến hành khảo sát trên 202.629 người lao động trong độ tuổi từ 20 - 40 đã đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe trong năm 2014. Nghiên cứu cho thấy rằng, trong số những người chỉ ngủ 4 tiếng hoặc ít hơn thế mỗi ngày, tỷ lệ trầm cảm là 9,1%, cao hơn 4 lần so với tỷ lệ 2% đối với những người ngủ đủ 7 tiếng đồng hồ - điều kiện cần thiết để tiến hành điều tra.

Cũng theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ lo lắng và ý muốn tự tử đối với nhóm người ngủ ít này tương ứng là 16% và 12,7%, so với chỉ 4,3% và 5% với những người ngủ đủ 7 tiếng.

Ngoài ra, các dấu hiệu tổn hại về thần kinh, mặc dù ở mức độ thấp hơn vẫn thể hiện sự khác biệt giữa những người ngủ ít và ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày.

Cũng trong nghiên cứu, ngủ ít khiến người ta có ý nghĩ tự tử nhiều hơn. Khảo sát được tiến hành ở nhóm những người có cùng giới tính và ở độ tuổi tương đương, làm việc trong môi trường căng thẳng như nhau về các cấp độ của khuynh hướng tự tử, và kết quả cho thấy tỷ lệ những người ngủ 4 tiếng hoặc ít hơn mỗi ngày cao hơn 1,9 lần so với những người ngủ đủ 7 tiếng.

Mọi người có thể cảm nhận cùng một mức độ lo lắng, nhưng những người ngủ 4 tiếng hoặc ít hơn có xu hướng suy nghĩ nhiều hơn về việc tự tử, cao hơn khoảng 2,2 lần so với những người ngủ 7 tiếng.

"Chúng tôi có thể thu thập từ những kết quả để có thể ngăn ngừa bệnh trầm cảm, sự lo lắng và thậm chí suy nghĩ tự tử nếu chúng ta có thể đảm bảo giấc ngủ đủ 7 tiếng mỗi hàng ngày cho công nhân" ông Lim Se-won - Phó giám đốc của học viện, cho biết.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Yonhap)