Cảnh sát Đức trong một vụ bắt giữ kẻ tình nghi liên quan khủng bố. Ảnh: AP

Theo báo cáo hàng tuần của tạp chí Der Spiegel, thông tin này được đưa ra sau khi Cục bảo vệ hiến pháp liên bang Đức (BfV), cơ quan tình báo nội địa Đức, cho biết quốc gia Tây Âu này đang chứng kiến ​​sự gia tăng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Trích dẫn các cuộc tiếp xúc qua internet với các phần tử cực đoan và báo cáo về sự gia tăng các vụ tấn công khủng bố, cơ quan này ước tính số lượng thánh chiến hiện tại vào khoảng 1.600 người, sự gia tăng đáng kinh ngạc từ con số 100 hồi năm 2013. Theo báo cáo của BfV, từ năm 2005 đến năm 2013, mỗi ngày BfV ghi nhận từ 2 đến 4 nguồn tin đáng tin cậy về việc giải quyết các vụ tấn công khủng bố được lên kế hoạch ở Đức".

Cơ quan này cũng lưu ý rằng, 910 người từ Đức bị tình nghi đã tới Syria và Iraq gia nhập thánh chiến. Người ta tin rằng có khoảng 145 trong số những người theo chủ nghĩa cực đoan đã thiệt mạng ở 2 nước trên, với hơn một nửa trong số đó được cho là có quốc tịch Đức.

Berlin tin rằng nhiều người trong số những người đã đến Iraq và Syria đã liên hệ với "những người giảng thuyết thù hận" có trụ sở tại Đức, như Ahmad Abdulaziz Abdullah A. Còn được gọi là Abu Walaa, đây là nhân vật bị nghi ngờ là một nhà tuyển dụng cho IS và được cho rằng đã tiếp xúc với Anis Amri - kẻ tị nạn người Tunisia gây ra vụ tấn công xe tải ở khu chợ Giáng sinh ở Berlin đã giết chết 12 người và làm bị thương 49 người.

Người đứng đầu BfV Hans-Georg Maassen nhận định rằng, có khoảng 570 trong số 1.600 kẻ thánh chiến có khả năng thực hiện hành động khủng bố và do đó được xếp vào loại "nguy hiểm".

Tố Quyên (Lược dịch từ Sputnik)