Quân đội Mỹ ở Mosul. Ảnh: AFP

Những người ủng hộ phương án cho rằng kế hoạch này sẽ mang lại cho các chỉ huy của Mỹ khả năng linh hoạt hơn trong việc có phản ứng nhanh chóng trước những cơ hội và thách thức không lường trước được trên chiến trường. Đồng thời, kế hoạch cũng thể hiện một bước đi mới so với thực tiễn dưới quyền của cựu Tổng thống Barack Obama.

Các quan chức cho biết, việc triển khai quân lần này sẽ khác với sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Kuwait.

Không rõ liệu đề xuất trên có nhận được sự ủng hộ của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis hay không - người có thể lựa chọn sử dụng các công cụ khác để giúp các chỉ huy hoạt độnh linh hoạt và hiệu quả hơn.

Người phát ngôn của Lầu Năm Góc - Đại úy Jeff Davis từ chối đưa ra bình luận về các lựa chọn đang được chính quyền Tống thống Trump cân nhắc hiện nay.

Chính quyền cựu Tổng thống Obama thường bị cáo buộc quá chú trọng ngay cả những chi tiết chiến thuật nhỏ nhất trong cuộc chiến chống lại IS, cân nhắc việc sử dụng máy bay trực thăng hoặc di chuyển một số lực lượng Mỹ. Nó cũng đặt ra các giới hạn về việc triển khai của Mỹ sẽ được điều chỉnh theo từng bước, một chiến lược nhằm tránh tình trạng leo thang quân đội và ngăn chặn những động thái quân sự có vẻ hiệu quả trên chiến trường nhưng có thể vô ý kéo theo những hậu quả ngoại giao hoặc chính trị. Các giới hạn này hiện đang được kiểm tra kỹ lưỡng.

Quyết định có nên triển khai lực lượng nhanh hơn ở Kuwait là một phần của cuộc đánh giá liên tục về chiến lược của Hoa Kỳ nhằm đánh bại IS ở Iraq và Syria, nơi có khoảng 6.000 lính Mỹ đang chiến đấu, phần lớn phụ trách các vai trò tư vấn.

Các quan chức Hoa Kỳ đã thừa nhận cuộc đánh giá này có thể làm tăng lực lượng quân đội Mỹ tại Syria, nơi mà lực lượng Ả Rập và người Kurd ủng hộ Mỹ đang cô lập thành phố thủ đô Raqqa, nơi từng là thủ phủ của IS trước vụ việc.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)