Nữ thủ tướng Đức Merkel (trái). Ảnh: AP

Phụ nữ hầu như không có thêm tiến bộ nào trong việc tăng cường sự hiện diện trong các vị trí cao nhất của chính phủ vào năm ngoái, khiến cho sự bình đẳng giới trong các cơ quan lập pháp và các bộ ngành ngành cảng trở thành một mục tiêu xa xôi, số liệu thống kê cho thấy.

Dựa trên bản đồ các quốc gia có phụ nữ trong bộ máy chính trị, số lượng các nữ bộ trưởng và các nhà lập pháp là phụ nữ hầu như không tăng, và số quốc gia có phụ nữ nắm giữ vai trò lãnh đạo của nhà nước cũng giảm xuống.

Liên minh Nghị viện Liên minh (IPU) và tổ chức Phụ nữ LHQ (UN Women)- các đơn vị biên soạn bản đồ trên, nói rằng tiến bộ trong việc đưa phụ nữ và nam giới vào thế bình đẳng trong số các nhà lãnh đạo chính trị toàn cầu đang rơi vào bế tắc.

Cụ thể, số nữ bộ trưởng chỉ tăng từ con số 730 người vào năm 2015 lên 732 người hiện nay, và số quốc gia có nữ tổng thống hoặc thủ tướng giảm từ 19 xuống còn 17 nước.

"Những dữ liệu này cho thấy tiến bộ trong bình đẳng giới vẫn còn chậm trong tất cả các cấu trúc quyền lực", "quyền lựcc vẫn vững chắc trong tay nam giới", Tổng thư ký IPU Martin Chungong nhận định trong một tuyên bố.

Các quốc gia Bắc Âu chịu sự thất bại lớn nhất trên toàn cầu, với sự sụt giảm 6% số phụ nữ trong các vị trí chính trị, mặc dù nhìn chung, phụ nữ vẫn chiếm 44% vị trí điều hành chính trị hàng đầu.

Ở Châu Phi, phụ nữ nắm giữ 20% scác chức vụ của bộ, ngoại trừ Congo và Zambia phải chứng kiến ​​sự suy giảm đều đặn trong hai năm qua.

Phần Lan, nơi có hầu hết các bộ trưởng là phụ nữ vào năm 2015, đã giảm mạnh xuống còn 39% từ con số 63% trước đó.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)