Điều khích lệ là con số này đã tăng gần 20% so với năm trước, chứng tỏ công tác tuyên truyền, vận động, đấu tranh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành chức năng đã có hiệu ứng. Điều phân vân là các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác chưa được kiểm tra, giám sát, kể cả con số 22% còn lại đang hoạt động như thế nào?

Sản phẩm từ nông lâm thủy sản gắn bó hàng ngày với đời sống dinh dưỡng của con người. Đi cùng với sản xuất thì vấn đề chế biến cũng rất đa dạng, với muôn hình vạn trạng; trong đó, việc vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm bẩn, sử dụng chất cấm vẫn chưa được ngăn chặn triệt để gây hoang mang cho người tiêu dùng. Việc sử dụng hóa chất để làm giá đỗ tại cơ sở 57 Tôn Thất Thiệp, TP Huế hay dùng thạch cao làm phụ gia cho đậu phụ tại 2 cơ sở ở Quảng Thành, Quảng Điền vừa được ngành chức năng phát hiện, xử lý cuối tháng 2 vừa qua là một minh chứng. Hậu quả,vụ việc đã ảnh hưởng không nhỏ đến những cơ sở sản xuất chân chính, khi không ít người tiêu dùng chọn “giải pháp an toàn” là không sử dụn giá đỗ hay đậu phụ.

Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đang ra quân kiểm tra các cơ sở sản xuất, phân phối rượu ở trên địa bàn; sau nhiều vụ ngộ độc rượu khiến hơn 10 người chết và hàng chục người phải nhập viện, do uống phải rượu được pha từ nước lã và cồn methanol. Đây là loại cồn công nghiệp chủ yếu để chưng cất sản phẩm gỗ khô; nếu vào cơ thể người sẽ hoại tử não, tổn thương nội tạng, thần kinh. Nhiều người cho rằng, do mua rượu không có nguồn gốc mới bị ngộ độc nhưng trên thực tế thì chưa hẳn. Năm 2013, một vụ ngộ độc rượu chứa methanol xảy ra ở Quảng Ninh khiến 6 người thiệt mạng, là loại Rượu nếp 29 Hà Nội, có nhãn mác hẳn hoi. Điều này cho thấy, tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ xảy ra ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mà còn tồn tại ở nhiều cơ sở khác, nếu không có sự thanh kiểm tra thường xuyên.

Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ luật Hình sự cũng như Nghị định quy định xử phạt hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm của Quốc hội, Chính phủ đã có hiệu lực, với mức xử phạt khá nặng đối với những trường hợp vi phạm như phạt tù đến 20 năm, xử lý hành chính đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm… Tuy nhiên, trong một số trường hợp như chế biến rượu không đảm bảo khiến người tiêu dùng phải nhập viện, tử vong hàng loạt vừa qua thì mức xử phạt này vẫn còn nhẹ, cần phải truy tố hình sự như hậu quả nghiêm trọng đã gây ra. Bên cạnh đó, danh mục các chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sản phẩm đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế ban hành. Đây là cơ sở để các cá nhân tổ chức sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tuân thủ và ngành chức năng theo đó để quản lý; đặc biệt, phải quản lý chặt các chất cấm ở trên thị trường, để chất cấm không thể đến được với các cơ sở sản xuất thiếu lương tâm.

Đặng Thành