Protein trong nọc độc của nhện có thể làm ảnh ảnh hưởng của những tổn thương não do đột quỵ. Ảnh: AFP

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm trên toàn cầu có đến khoảng 6 triệu người thiệt mạng vì đột quỵ, và 5 triệu người khác có thể sống sót nhưng bị tàn tật vĩnh viễn.

Theo các nhà khoa học từ Đại học Queensland và Đại học Monash, Úc, nọc độc nhện luôn là một nguồn tốt để tìm protein giúp cho điều trị y tế vì chúng đã tiến hoá để tấn công vào hệ thần kinh của côn trùng.

Nhà nghiên cứu hàng đầu Glenn King cho biết, "loại protein nhỏ vừa được phát hiện - Hi1a, ngăn chặn các kênh ion cảm giác acid trong não, đó là những yếu tố chính dẫn đến tổn thương não sau đột quỵ", sau khi tiêm một phiên bản tổng hợp vào chuột để thử nghiệm. "Chúng tôi tin rằng, lần đầu tiên chúng tôi đã tìm ra cách giảm thiểu ảnh hưởng của tổn thương não sau đột quỵ", ông chia sẻ.

Phát hiện trên được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, và nhà nghiên cứu King nói rằng, các protein nhỏ cho thấy triển vọng lớn về một phương pháp điều trị trong tương lai.

Ông King cho biết, một trong những điều thú vị nhất về Hi1a là nó cung cấp mức độ bảo vệ đặc biệt trong vòng 8 giờ sau khi khởi phát đột quỵ, đây là một cơ hội rất dài để điều trị.

Hi1a thậm chí còn cung cấp một số bảo vệ cho vùng não cơ bản bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thiếu oxy, điều này thường được coi là không thể khôi phục do sự chết tế bào nhanh do đột quỵ.

Giám đốc Trung tâm Chấn thương - Bệnh viện Hoàng gia Melbourne Stephen Davis cho biết, công việc tiền lâm sàng đã rất được khuyến khích thực hiện.

"Một chất bảo vệ thần kinh an toàn và có hiệu quả có thể được đưa ra trong xe cấp cứu cho hầu hết bệnh nhân đột quỵ trước khi đến bệnh viện và cho phép nhiều nạn nhân bị đột nghiêm trọng hơn được điều trị", ông nói. Bước tiếp theo là xác định liệu những kết quả đáng khích lệ này có thể được chuyển thành thành công của con người trong các thử nghiệm lâm sàng hay không.

Nhà nghiên cứu King bày tỏ hy vọng rằng những thử nghiệm trên người sẽ có thể thực hiện trong vòng 2 năm tới.

Bảo Nghi (Lược dịch từ AFP & CNA)