Trong giai đoạn 1, khắc phục sạt trượt tuyến đường tránh Huế đã xử lý, vận chuyển đi khoảng 5.700 m³ đất đá. Ảnh: VD

Theo đó, cho phép các loại xe khách, xe con lưu thông vào ban ngày theo hướng Bắc- Nam được đi vào TP. Huế theo hai hướng sau: Nam ra Bắc sẽ từ Quốc lộ 1 đến cầu vượt Thủy Dương - đường Võ Văn Kiệt - Tỉnh lộ 10 - Quốc lộ 49 - cầu Chợ Dinh -  Nguyễn Gia Thiều - cầu Bãi Dâu - Tăng Bạch Hổ - cầu Bạch Yến - Nguyễn Văn Linh ra Quốc lộ 1; hướng Bắc vào Nam sẽ đi theo tuyến Quốc lộ 1 từ thị trấn Tứ Hạ KM811+600 - đường Lê Duẩn - cầu Phú Xuân - Hà Nội - cầu An Cựu - KM842 - Quốc lộ 1 tại thị xã Hương Thủy. Thời gian áp dụng từ ngày 1/4 đến ngày 15/4.

UBND tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở GTVT, Chi cục Quản lý đường bộ II.6, nhà thầu và các cơ quan, chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện hoàn thành việc cắm các biển báo, điều động, bố trí nhân lực, đảm bảo ATGT cho người và phương tiện trong quá trình thi công cũng như cho phép phương tiện vào thành phố. Trong đó, tập trung chốt chặn, ứng trực 24/24 giờ để phân luồng tại 4 điểm nút ở 2 điểm đầu và cuối đường tránh; 2 điểm đầu và cuối đoạn thi công.

Đường công vụ được mở để thi công điểm sạt trượt trên tuyến đường tránh

Thời gian thi công cho phép 15 ngày, trong 10 ngày đầu phải tập trung nhân lực, vật lực để thi công liên tục trong suốt thời gian từ 6 giờ đến 18 giờ nhằm xử lý dứt điểm, cắt cơ, hạ tải bước 1 và 2, thao gỡ hoàn thành khối sạt trượt nguy hiểm và xem xét cho xe lưu thông đồng thời với quá trình thi công các hạng mục còn lại.

Trước đó, từ tháng 1/2017, cơ quan chức năng đã khắc phục sự cố sạt trượt tại địa điểm nói trên bằng việc mở đường công vụ, kết hợp dỡ tải, đào, xúc, vận chuyển đi khoảng 5.700 m³ đất đá.

Tin, ảnh: Hà Nguyên