Một người đàn ông câu cá bên bờ sông nhiễm bẩn ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP

Bà Maria Neira, người đứng đầu cơ quan y tế công cộng của WHO nói rằng: "Hiện nay, gần 2 tỷ người sử dụng nguồn nước uống nhiễm bẩn, khiến họ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn và bại liệt. Nước uống nhiễm bẩn ước tính gây ra hơn 500.000 ca tử vong mỗi năm; đồng thời là yếu tố chính gây ra một số bệnh nhiệt đới như giun đường ruột, bệnh sán máng và bệnh mắt hột".

Tuy nhiên, 80% các quốc gia thừa nhận, nguồn tài chính của họ chưa đủ để tăng cường tiếp cận nước sạch và vệ sinh. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ cần gấp 3 lần, lên đến 114 tỷ USD/năm, không bao gồm chi phí vận hành và bảo dưỡng để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Ông Guy Ryder, Chủ tịch Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), người đứng đầu Ủy ban Nước của Liên Hiệp quốc khẳng định: "Đây là thách thức mà chúng ta có khả năng giải quyết. Đầu tư nhiều hơn vào nước và vệ sinh có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khoẻ và sự phát triển của con người, tạo ra việc làm và đảm bảo chúng ta không bỏ lại ai phía sau”.

LÊ THẢO (Lược dịch từ PressTV & AFP)