Muỗi Aedes aegypti, tác nhân lây lan Zika, sốt dengue và sốt chikungunya, phổ biến rộng rãi ở Ấn Độ. Ảnh: AFP |
Zika đã ảnh hưởng đến hàng chục quốc gia trên thế giới kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2015, mặc dù WHO đã gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với loại virus này hồi tháng 11 năm ngoái.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố, các trường hợp nhiễm Zika ở Ấn Độ, bao gồm 1 phụ nữ mang thai được đưa vào phòng xét nghiệm ở bang Gujarat đã hơn 1 năm.
Chính vì vậy, cơ quan này nhận định, các trường hợp "cho thấy sự lây lan thấp của virus Zika" ở Ấn Độ.
Tuy nhiên, WHO cũng cảnh báo rằng, nhiều trường hợp có thể sẽ được báo cáo trong tương lai, đồng thời kêu gọi các nhà chức trách tăng cường giám sát các triệu chứng giống như của virus Zika.
Kể từ khi Zika bùng nổ vào khoảng giữa năm 2015, hơn 1,5 triệu người nhiễm bệnh, chủ yếu ở Brazil và các quốc gia khác ở Nam Mỹ. Khoảng 70 quốc gia đã bị ảnh hưởng.
Ấn Độ trước đó đã cảnh giác trước tình trạng bùng nổ virus toàn cầu, nhưng chưa có trường hợp nhiễm virus nào được báo cáo cho đến tận bây giờ.
Theo WHO, không có vắc-xin nào có thể sử dụng để phòng ngừa Zika cho đến năm 2020.
Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Reuters)