Cuộc khủng hoảng nước sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới. Ảnh: Indiatimes

Trước đó vào ngày 6/6, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho hay, trong số 193 quốc gia thành viên của LHQ, ba phần tư quốc gia phải chia sẻ hồ và sông với các nước láng giềng.

Ông Guterres nhận định: "Căng thẳng về tiếp cận nguồn nước gia tăng ở tất cả các khu vực. Nước, hòa bình và an ninh có mối liên kết chặt chẽ. Nếu không quản lý hiệu quả tài nguyên nước, chúng ta có nguy cơ chứng kiến bất đồng mạnh mẽ giữa các cộng đồng và các ngành, cũng như căng thẳng leo thang giữa các quốc gia".

Cũng theo Tổng thư ký Guterres, LHQ đang chuẩn bị để giải quyết những xung đột có thể xảy ra do sự khan hiếm nguồn nước bằng cách tham gia vào các nỗ lực ngoại giao.

Ông Matthew Rycroft, Đại sứ Anh tại LHQ nói rằng, hạn hán có thể khiến các vấn đề nhân đạo trở nên trầm trọng hơn, vấn đề này đã được chứng minh ở các quốc gia như Somalia, nơi hạn hán kéo theo tình trạng thiếu lương thực và nạn đói.

Trung Quốc, Afghanistan, Bhutan, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Ấn Độ dựa chủ yếu vào 3 con sông, nhưng có sự hợp tác hạn chế giữa các quốc gia, "mặc dù họ phải đối mặt với những vấn đề tương tự do nhu cầu nước và thay đổi khí hậu gây ra", Đại sứ Anh lưu ý.

Ông Rycroft cũng đề nghị các quốc gia phát triển đầu tư vào hệ thống nước an toàn cho những quốc gia có nhu cầu. Anh đã dành 30 triệu USD cho nỗ lực này trong 5 năm qua.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Sputniknews & Indiatimes)