Hoạt đồng rà phá bom mìn ở Colombia. Ảnh: Wikimedia
Ngoại trưởng New Zealand, ông Gerry Brownlee, nói rằng, phần lớn khoản ngân quỹ này sẽ được chuyển cho một chương trình kéo dài 2 năm do tổ chức Halo Trust - một nhóm rà phá bom mìn có trụ sở ở Anh phụ trách. Phần còn lại sẽ chuyển đến cho Liên Hiệp quốc để hỗ trợ cho việc giải phóng mặt bằng tại Colombia.
Việc xoá sạch bom mìn được coi là vấn đề quan trọng đối với quốc gia Nam Mỹ này trong tiến trình phục hồi sau cuộc nội chiến, cho phép phát triển nông thôn và hàng triệu người phải di dời được trở về nhà một cách an toàn.
"Hơn 50 năm xung đột giữa Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) và chính phủ Colombia đã khiến đất nước phải gánh chịu nhiều bom mìn, gây nguy hiểm cho các công dân của mình", ông Brownlee - một quan chức Colombia cho biết.
Phiến quân FARC của Colombia đã bàn giao toàn bộ vũ khí cho LHQ trong tuần trước như một phần của thỏa thuận hòa bình được ký năm ngoái với chính phủ.
Động thái này sẽ mở đường cho việc mở rộng hoạt động rà phá bom mìn vì an ninh được cải thiện ở các khu vực từng nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân.
Xếp sau Campuchia và Afghanistan, Colombia là nước có số lượng thương vong do bom mìn cao thứ ba thế giới, với hơn 11.000 người thiệt mạng hoặc bị thương do bom mìn từ năm 1990, số liệu của chính phủ cho thấy.
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos trong năm nay đã cam kết sẽ xoá sạch bom mìn ở đất nước vào năm 2021.
Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)