Người lao động sẽ được hỗ trợ đào tào nghề, việc làm sau sự cố môi trường biển

Theo đó, đối tượng của chương trình đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng là người học thuộc hộ gia đình có cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được UBND cấp huyện phê duyệt, với mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học.

Về hỗ trợ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. Mức hỗ trợ tối thiểu bằng mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư.

Ngoài ra, người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, trang thông tin điện tử đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm

Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển cũng được hỗ trợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí khám sức khoẻ cho người lao động; hỗ trợ các chi phí trước khi đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động. Mức vay, lãi suất vay. Mức vay tối đa bằng 100% các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo quy định đối với từng thị trường. Lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội cho biết, tại Thừa Thiên Huế, Sở đã triển khai công văn của Bộ về 5 huyện, thị xã bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Dự kiến, ngày 20/7, các địa phương sẽ báo cáo số lượng lao động có nhu cầu, được hỗ trợ. Sau đó phối hợp với Sở tài chính lập dự toán báo cáo với tỉnh trước khi trình trung ương.

Tin, ảnh: L.Thọ