Người di cư hồi hương và gặp lại bạn bè, người thân ở Mali. Ảnh: AFP

Theo kết quả của báo cáo, gần 1/3 số người di cư được hỗ trợ bởi các chương trình AVRR là phụ nữ và gần 1/4 là trẻ em. Trong tổng số người được trợ giúp, 1.253 là trẻ di cư không có người chăm sóc, 995 là người di cư có nhu cầu về sức khoẻ và 895 người được xác định là nạn nhân của nạn buôn người.

Đức là nước tiếp nhận số lượng người di cư được IOM hỗ trợ nhiều nhất (hơn 54.000 người di cư), tiếp theo là Hy Lạp (6.153 người) và Áo (4.812 người). Số lượng người trở về từ các nước này tăng lên vào năm 2016 so với năm 2015, và chiếm gần 2/3 trong tổng số.

Với khoảng 17.976 người di cư được hỗ trợ, Albania vẫn là nước có tỷ lệ người di cư lớn nhất hồi hương, sau đó là Iraq (12.776 người) và Afghanistan (7.102 người).

Báo cáo cũng nhấn mạnh các hoạt động cụ thể có liên quan đến các chủ đề chính, có ý nghĩa đặc biệt vào năm 2016: AVRR từ các quốc gia quá cảnh, các sáng kiến ​​sáng tạo nhằm hỗ trợ người nhập cư trong các tình huống dễ bị tổn thương, các dự án hợp tác nhằm tăng cường khả năng cung cấp hỗ trợ cho người di cư... Tiếng nói của những người trở về cũng được lặp lại qua những lời khai trực tiếp được chia sẻ trong báo cáo.

"Không thể bỏ qua tác động trở lại của các nước tiếp nhận, các quốc gia quá cảnh, và các quốc gia xuất xứ, và quan trọng nhất là người di cư và cộng đồng của họ. AVRR vẫn là một trong những hỗ trợ cốt lõi của IOM và đại diện cho tình huống có lợi cho tất cả mọi người, vì nó cung cấp một hình thức nhân đạo, nghiêm túc và hiệu quả về chi phí để trở về quê hương và tái hoà nhập trong cộng đồng", một quan chức của IOM cho biết.

                        Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)