Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng, Quyền Giám đốc WB tại Việt Nam trình bày báo cáo tại lễ công bố. Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, các chuyên gia của WB cho rằng, đây cũng là mức tăng cao và tốt so với kinh tế toàn cầu. Mức tăng trưởng này có được nhờ sức cầu trong nước, sản xuất nông nghiệp được phục hồi và ngành chế tạo chế biến định hướng xuất khẩu tiếp tục cải thiện. Áp lực lạm phát ở mức vừa phải, trong đó lạm phát cơ bản ổn định nhờ giá lương thực, thực phẩm và năng lượng dự báo vẫn ở mức thấp và các điều chỉnh giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý được phối hợp hợp lý hơn. Tài khoản vãng lai dự kiến vẫn thặng dư nhưng ở mức thấp hơn khi tăng trưởng nhập khẩu gia tăng nhanh chóng. Trong trung hạn, tăng trưởng GDP dự kiến của Việt Nam được nâng lên là 6,4% vào các năm 2018 - 2019 cùng với sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Ông Sebastian Eckardt, quyền Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, đưa ra lời khuyên Việt Nam nên tiếp tục kích cầu và mở rộng chính sách nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng về lâu dài, điều này sẽ bất lợi bởi do tăng trưởng năng suất lao động và hiệu quả mô hình kinh tế đang giảm xuống. Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh những ưu tiên của cải cách để tạo tiềm năng tăng trưởng trong tương lai như: cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, giải quyết nợ xấu, tập trung phát triển chiều sâu thị trường vốn - chứng khoán, kết nối khu vực DN nước ngoài và khu vực trong nước.
“Điều quan trọng là Việt Nam cần đảm bảo tăng trưởng chất lượng, bền vững dựa trên động lực thị trường. Tăng trưởng nông nghiệp phục hồi, tăng trưởng ngành bán lẻ tốt, nhiều yếu tố động lực có thể tăng mạnh lên trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, GDP dự kiến tăng 6,3% là phù hợp với Việt Nam, vừa phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế, cải cách, tái cơ cấu”, ông Sebastian Eckardt khuyến nghị.
Theo SGGP