Tâm trí và cơ thể là một cấu trúc duy nhất có giao tiếp hai chiều, và những gì xảy ra trong phần cơ thể từ đầu trở xuống có thể và thường làm ảnh hưởng đến não và ngược lại. (Minh họa: Paul Rogers © 2017 The New York Times)

Thật bình thường nếu ai đó cảm thấy lo lắng hoặc chán nản sau khi nhận được chẩn đoán về một bệnh nặng. Nhưng nếu điều ngược lại xảy ra và các triệu chứng của sự lo lắng hoặc trầm cảm giả tạo là một rối loạn thể chất chưa được chẩn đoán thì sao?

Hoặc nếu những triệu chứng thể chất của ai đó xuất phát từ vấn đề tâm lý? Phải mất bao lâu mới có thể phát hiện được nguyên nhân thực sự của các triệu chứng và bắt đầu điều trị đúng cách?

Psychiatric Times, một ấn bản y khoa được khoảng 50.000 bác sĩ tâm thần đón đọc mỗi tháng gần đây đã công bố, “liệt kê một phần” về 47 bệnh từ loạn nhịp tim đến ung thư tuyến tụy mà biểu hiện đầu tiên có thể là sự lo lắng. Thêm vào đó là một “liệt kê từng phần” của 30 loại thuốc có thể gây lo âu, bao gồm thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin hoặc SSRIs.

Các danh sách này được liệt kê trong một bài báo có tên gọi là Quản lý sự lo âu trong bệnh lý, nhằm cảnh báo các bác sỹ sức khoẻ tâm thần về khả năng một số bệnh nhân đang tìm kiếm phương thức điều trị lo lắng hoặc trầm cảm có thể có một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn phải được giải quyết trước khi giải quyết bất kỳ triệu chứng cảm xúc nào.

Vấn đề thiếu chẩn đoán đúng đắn phát sinh từ một sự phân chia quyền lực trong nghề y từ lâu đã làm hạn chế khả năng của các học viên để nhìn thấy “khu rừng cho những cái cây như nó vốn có”. Các bác sĩ y khoa như bác sĩ tim mạch hoặc các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thường không được trang bị để nhận ra và điều trị các triệu chứng cảm xúc liên quan đến bệnh tật và bác sĩ tâm thần có thể không xem xét khả năng bệnh nhân có các triệu chứng như đánh trống ngực, mệt mỏi hoặc chóng mặt thực sự có một bệnh tật.

Thật vậy, các bác sĩ tại Viện Tim mạch Montreal báo cáo vào năm 1996 rằng khoảng ¼ trong số 441 bệnh nhân đến phòng cấp cứu vì đau ngực thực tế đã bị rối loạn hoảng loạn, không phải là bệnh tim.

Lo lắng thường xuyên có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy và tiểu tiện thường xuyên. Những người mắc chứng rối loạn lo âu có thể phát triển một loạt các triệu chứng bổ sung khác như đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu và thở dốc. Điều này có thể dẫn đến các xét nghiệm tốn kém nhằm tìm kiếm nguyên nhân. Tuy nhiên, gần 1/3 số người có rối loạn lo âu không bao giờ được điều trị rối loạn này.

Bất cứ ai mắc bệnh mãn tính, những người gặp các triệu chứng chung về lo lắng có thể cân nhắc việc kiểm tra tình trạng cảm xúc này và điều trị, nếu cần. Có một số cách tiếp cận điều trị hiệu quả cho chứng lo âu, bao gồm điều trị hành vi nhận thức và một số dược phẩm có thể đem đến sự cải thiện nhiều về chất lượng cuộc sống.

Ngọc Hà (lược dịch từ The New York Times)