Theo đó, việc sát nhập giữa hai công ty này dự kiến sẽ được hoàn thành vào nửa cuối năm 2018 và được thiết lập với giá trị lên đến 57 tỉ USD, tương ứng 128 USD / cổ phần của Monsanto. Nếu việc sáp nhập không thành công, Bayer sẽ phải trả một khoản phí phân rã đảo ngược là 2 tỷ USD cho Monsanto.
Tuy nhiên, sự kiên này vấp phải vô số phản đối từ người tiêu dùng, cũng như các tổ chức thế giới. Nhiều khả năng, Bayer AG và Monsanto Co. phải đối mặt với một cuộc điều tra sâu sắc của Liên minh châu Âu (EU).
Đậu tương biến đổi gen do công ty sản xuất hạt giống lớn nhất thế giới Mosanto phát triển. Ảnh: Non GMO Project
Tham vọng sát nhập
Động thái sát nhập này sẽ tạo ra công ty cung cấp hạt giống, thuốc trừ sâu và cây trồng biến đổi gen lớn nhất thế giới, với hàng ngàn cơ sở trải khắp các khu vực, quốc gia lớn như Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á.
Dẫn lời phát ngôn viên Bayer cho biết, việc hợp tác nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm, sẽ giúp tăng giá trị thực của hai công ty lên gấp nhiều lần, thay vì chỉ hoạt động riêng lẻ như thời gian qua. Trong tương lai, công ty liên hợp này hi vọng thu về một khoản lợi nhuận cao, cùng lúc tiết kiệm 1,5 tỉ USD/năm bằng cách loại bỏ các hoạt động chồng chéo và tốn nhiều chi phí.
Hai khu vực chính được lựa chọn làm trung tâm hoạt động sau sát nhập sẽ là: cơ sở của Mosanto tại Hoa Kỳ, và nhà máy lớn của Bayer ở Châu Âu và Châu á. Bayer cho rằng, một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp được đưa ra thị trường thường xuyên là cần thiết trong bối cảnh dân số thế giới ngày càng tăng như hiện nay.
Ảnh hưởng của dự án đến đời sống người tiêu dùng
Hai nhà sản xuất lớn cương quyết khẳng định, việc sản xuất ra một chủng hạt giống và thuốc trừ sâu mới sẽ giúp người nông dân tăng hiệu quả sản xuất cũng như sản lượng trên một diện tích đất nhất định. Tuy nhiên không đề cập đến con số cụ thể về tổng nguồn thu mà người nông dân có thể kiếm được từ thương vụ này. Bên cạnh đó, mặt trái của vấn đề sẽ là sự cắt giảm việc làm của một lượng lớn công nhân sau khi tiến hành hợp tác. Ngoài ra, Liên minh châu Âu (EU) lo ngại rằng, việc sát nhập sẽ lam giảm tính cạnh tranh trong trong sự phát triển của cây trồng như : chiều cao, khả năng chống lại thuốc diệt cỏ,...
Không chỉ vấp phải sự chỉ trích của khá nhiều người, việc liên kết hoạt động này cũng không được các nhà môi trường chào đón. Cụ thể, Monsanto đã bị chỉ trích nặng nề vì sản xuất sản phẩm biến đổi gen và sử dụng rộng rãi chất diệt cỏ glyphosate ở vùng nông thôn khi một dư lượng lớn glyphosate đã tìm thấy đường vào bia, bánh mì, thậm chí cả nước tiểu và sữa mẹ.
Hiện tại vẫn chưa có một ban bố chính thức về việc thương vụ này nên tiếp tục hoặc không. Động thái đầu tiên của chính phủ là Liên minh châu Âu (EU) tiến hành mở các cuộc điều tra kỹ lưỡng để tái khẳng định ảnh hưởng của việc sản xuất hạt giống và cây trồng biến đổi gen, đem lại sự bình ổn trong tâm lý của người tiêu dùng.
Đan Lê (Lược dịch từ DW News, Fortune News & The Wall Street Journal)