Thiếu nước sạch là một trong những nguyên nhân khiến dịch tả lan rộng. Ảnh: UN

"Đây là một căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất". Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không thể chấp nhận rằng sau gần hai thập kỷ của thế kỷ 21, bệnh tả vẫn tiếp tục phá hoại sinh kế của người dân và khiến nền kinh tế bị tê liệt.

Theo ước tính, mỗi năm có 95.000 ca tử vong do bệnh tả và 2,9 triệu người khác bị ảnh hưởng, Tổ công tác toàn cầu về kiểm soát bệnh tả (GTFCC), một mạng lưới đa dạng gồm hơn 50 tổ chức LHQ cùng các tổ chức giáo dục và nhiều cơ quan khác, đã đưa ra chiến dịch “Chấm dứt bệnh tả: Lộ trình Toàn cầu đến năm 2030“, xác định các “điểm nóng“ đặc hữu, nơi dịch tả xảy ra hàng năm.

Theo dó, các hành động khẩn cấp là điều cần thiết để bảo vệ các cộng đồng, ngăn chặn sự lây truyền bệnh dịch và kiểm soát sự lan tràn.

"Lộ trình toàn cầu" nhằm mục đích sắp xếp lại các nguồn lực, chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất và tăng cường quan hệ đối tác giữa các quốc gia bị ảnh hưởng, các nhà tài trợ và các cơ quan quốc tế. Chiến dịch này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có cách tiếp cận phối hợp để kiểm soát dịch tả với kế hoạch cấp quốc gia nhằm phát hiện sớm và ứng phó với sự bùng phát. Thông qua việc thực hiện chiến dịch này, 20 nước bị ảnh hưởng có thể loại bỏ bệnh tả vào năm 2030.

"Mỗi cái chết do bệnh tả đều có thể ngăn ngừa được bằng các công cụ hiện nay, bao gồm sử dụng vaccine bệnh tả đường miệng và cải thiện khả năng tiếp cận với nước sạch, điều kiện vệ sinh cơ bản như được nêu trong Lộ trình", WHO nhấn mạnh.

Mặc dù việc tiếp cận với nước sạch và vệ sinh được công nhận là một quyền con người cơ bản của LHQ. Hiện nay, hơn 2 tỷ người trên toàn thế giới vẫn còn thiếu khả năng tiếp cận nước sạch và có nguy cơ bị bệnh tả. Hệ thống y tế yếu kém và khả năng phát hiện sớm thấp còn góp phần làm lây lan nhanh chóng dịch bệnh.

Dịch tả gây ra những tác động không bình đẳng đến các cộng đồng phải gánh chịu xung đột, thiếu cơ sở hạ tầng, hệ thống y tế kém và suy dinh dưỡng, LHQ cho biết.

Với hai loại văcxin phòng bệnh tả tả đã được WHO chấp thuận, chỉ với 6USD/người, các cá nhân có thể được chủng ngừa đầy đủ trong năm ba bảo vệ.

"Lộ trình toàn cầu" cung cấp một cơ chế hiệu quả để đồng bộ hóa các nỗ lực của các quốc gia, các nhà tài trợ và các đối tác kỹ thuật, cũng như nhấn mạnh sự cần thiết phải có cách tiếp cận đa ngành để kiểm soát dịch tả với các kế hoạch quốc gia để phát hiện sớm và ứng phó với sự bùng phát dịch bệnh.

                        TỐ QUYÊN (Lược dịch từ PressTV & AP)