Người phát ngôi của Tổng thư ký LHQ cho hay, giải thưởng này được trao tặng để tôn vinh nỗ lực thu hút sự chú ý của toàn nhân loại đối với các thảm họa do sử dụng vũ khí hạt nhân và vì thành công đột phá để đạt được hiệp ước cấm phổ biến loại vũ khí hủy diệt này.
Chiến dịch Quốc tế nhằm Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) thắng giải Nobel Hòa bình 2017. Ảnh: Firstpost
Ngoài ra, ICAN cũng thực hiện nhiều liên kết với các tổ chức xã hội dân sự khác, nhằm chung tay xây dựng Hiệp ước về Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân ngày càng phát triển vững mạnh, nhất là công tác ràng buộc pháp lý. Tính đến tháng 7/2017, công việc vận động hiện đang nhận được rất nhiều kết quả tích cực, khi 122 nước thành viên Liên Hiệp quốc (LHQ) đã tham gia Hiệp ước về Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân và 50 nước đã chính thức phê chuẩn nó.
Phát biểu với kỳ vọng giải Nobel Hoà bình sẽ tạo động lực mới cho chương trình nghị sự, đại diện cấp cao về các vấn đề giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu kêu gọi sự nghiêm túc của cộng đồng quốc tế, để theo đuổi công tác giải trừ quân bị như một phương tiện để ngăn ngừa xung đột.
Lời gọi được ban bố trong hoàn cảnh thống kê cho thấy vẫn còn khoảng hơn 15.000 thiết bị vũ khí, đạn dược hạt nhân đang được cất dữ trong khác nhà kho quân sự
Được biết, Giải trừ vũ khí hạt nhân là một trong những mục tiêu hàng đầu của LHQ kể từ Nghị quyết đại hội đầu tiên được tổ chức vào năm 1946 , nhằm mục đích xóa bỏ vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt trên toàn thế giới.
Đan Lê (Lược dịch từ Scoop Independent News)