Cụ thể, có tổng cộng 2.400 điểm cháy rừng lớn đã được phát hiện trong năm nay, mức giảm đáng kể tương ứng 36,5% so với 3.653 vụ trong cùng kỳ năm ngoái.
Đội ngũ cứu hộ thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy tại Indonesia. Ảnh: CNA
“Kết quả này có được là nhờ vào sự tỉnh táo và tinh thần hợp tác của các bên, nhất là trong các khâu phòng và chống cháy rừng như: cảnh báo các địa điểm dễ xảy ra cháy rừng và công tác cứu hộ cứu nạn triển khai nhanh chóng... Do đó, số lượng các điểm nóng cháy rừng, và mức độ của đám cháy cũng được giảm đi đáng kể”, người phát ngôn của BNPB, Sutopo Purwo Nugroho cho hay.
Ngoài ra, ông Sutopo Purwo Nugroho nhấn mạnh rằng, chỉ số ô nhiễm không khí tại Indonesia đã trở vệ mức bình thường, nên người dân có thể tự do thực hiện các hoạt động ngoài trời mà không lo sợ bị gián đoạn bởi bất kỳ tác nhân nào đến từ môi trường. Bên cạnh đó, sẽ không có bất kỳ sân bay nào buộc phải đóng cửa hoạt động do ảnh hưởng của sương mù.
Dựa vào phân tích vệ tinh của Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, mức độ cháy rừng được ghi nhận đã giảm đáng kể, với tổng cộng 124.983 ha đất đã bị phá hủy trong các vụ cháy, ít hơn 438.360 ha được ghi nhận vào năm 2016.
Hiện các công tác phòng chống, giảm nhẹ hậu quả của cháy rừng vẫn tiếp tục được tiến hành gấp rút hoàn thiện, sau khi Chính phủ nước này thông báo các cảnh báo về nguy cơ cháy rừng sẽ chính thức được gỡ bỏ vào tháng 11 tới đây.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)