Singapore là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của nhiệt độ cao. Ảnh: CNA

Cụ thể, các công nhân làm việc trong môi trường nông nghiệp, xây dựng, vận chuyển hoặc tại các nhà máy may mặc ẩm thấp, nóng bức là những đối tượng dễ mắc nhiều chứng bệnh do ảnh hưởng của thời tiết, với các triệu chứng thường gặp bao gồm: stress, nhức đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu và có thể dẫn đến tử vong.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự kết hợp giữa mức nhiệt độ từ 25oC trở lên và độ ẩm vượt quá 55% là nguyên nhân chính tạo ra những căng thẳng và các triệu chứng bệnh ở con người.

Theo thống kê, mỗi năm các quốc gia Đông Nam Á phải chịu tổn thất lên đến 300 tỷ USD, do nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng khá lớn đến năng suất làm việc của lực lượng lao động. Trong trường hợp thế giới ngày càng nóng lên với hiệu ứng nhà kính, nhiều khả năng nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á sẽ ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dự báo khí hậu và ảnh hưởng của nhiệt độ cao sẽ tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động của toàn khu vực Đông Nam Á, với mức suy giảm kinh tế trung bình vào khoảng 16% vào năm 2045. Trong đó, Singapore phải đối mặt với mức giảm lớn nhất vào khoảng 25%, tiếp theo là Malaysia 24%, Indonesia 21%và Philippines 16%.

Đối mặt với vấn đề này, Tổ chức lao động quốc tế khuyến cáo Chính phủ các nước nên triển khai các kế hoạch, biện pháp đảm bảo sức khỏe cho người lao động, bao gồm: cung cấp nước uống, tăng và điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi phù hợp theo mùa. Động thái này được thực hiện trong bối cảnh dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ thất thoát tổng cộng hơn 2 nghìn tỉ USD, do ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)