Banner về chiến dịch phòng chống Ebola ở thủ đô Freetown (Sierra Leone). Ảnh: ABC News
Sự việc bị phanh phui trong quá trình thực hiện cuộc điều tra về cách thức sử dụng nguồn quỹ, trong 2 năm từ 2014-2016.
Theo đó, dịch bệnh nguy hiểm Ebola đã bùng phát đầu tiên ở Guinea và nhanh chóng lan rộng đến Sierra Leone và Liberia. Tuy nhiên, phản ứng và hành động của quỹ hỗ trợ quốc tế lại diễn ra khá chậm chạp, nguồn quỹ sau khi đến vùng dịch liên tiếp được sủ dụng vào những mục đích ngoài lề như mua sắm vật phẩm và tiếp nhận các nhân viên cứu trợ, thay vì tập trung vào công tác phòng và chữa bệnh cho người dân. Hậu quả để lại là hơn 11.000 người thiệt mạng do căn bệnh này ở Sierra Leone, Liberia và Guinea.
Ngoài ra, khoảng 2 triệu USD tiền mặt được cho là đã biến mất do “sự thông đồng” giữa một vài nhân viên của Hội Chữ thập đỏ và nhân viên làm việc tại ngân hàng Sierra Leonean.
“Tôi cảm thấy thất vọng về hành động của một vài cá nhân, khi những hành động này đã làm ảnh hưởng nặng nền đến hình ảnh và tính nhân văn của những nỗ lực của đoàn thể nhân viên, tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ trong suốt quá trình chống lại bệnh dịch Ebola” , trưởng đoàn liên đoàn Quốc tế Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ ở thủ đô Freetown (Sierra Leone), ông Paul Jenkins cho hay.
Những phát hiện của cuộc điều tra vừa được công bố rộng rãi vào ngày 3/11, sau một khoảng thời gian dài được đăng tải trên các trang mạng vào ngày 20/10.
Trước vấn đề này, IFRC cho biết sẽ tăng cường các nỗ lực để chống tham nhũng, bao gồm những giới hạn chi tiêu tiền mặt trong các hạng mục “khả năng cao sẽ xảy ra tham nhũng”, lên kế hoạch hoạt động dưới sự giúp đỡ của các kiểm toán viên... để đảm bảo nguồn quỹ được sử dụng minh bạc và an toàn cho công tác hỗ trợ người dân.
Đan Lê (Lược dịch từ ABC News)