Núi Kilimanjaro - một kỳ quan thiên nhiên có nguy cơ bị phá hủy do ảnh hưởng của biến đổi khi hậu. Ảnh: The guardian

Trong đó có rất nhiều quần thể di sản thiên nhiên nổi tiếng trải dài từ Quần đảo Galapagos đến khu vực Amazon và những địa điểm khác bao gồm các hang đá vôi ở Hungary, Slovakia các khu bảo tồn bướm hoàng gia ở Mexico....

Ngoài ra, các rạn san hô được mệnh danh là lớn nhất bán cầu bắc tại khu vực từ Seychelles tới Belize cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, do tác hại của nền nhiệt nước biển đang ngày càng tăng. Bên cạnh đó, sự nóng lên toàn cầu đã làm diện tích các dòng sông băng trên núi thu hẹp nhanh chóng.

Thêm vào đó, các hệ sinh thái khác như vùng đất ngập nước nhiệt đới Everglades đang chịu những tác động mạnh mẽ do sự xâm nhập ngày càng sâu của nước biển. Bão, sóng thần và nhiều hiện tượng tự nhiên cũng được xem làm một trong những tác nhân làm nặng nề thêm các thảm họa này, khi nhiều hòn đảo đã bị ngập sâp trong nước và hàng chục địa điểm khác đang phải đối mặt với nguy cơ biến mất vĩnh viễn, nhiều cánh rừng đã bị tàn phá nặng nề và khó có thể khôi phục lại nguyên trạng do bị lửa thiêu rụi.

Phát biểu trước báo giới truyền thông tại Hội nghị lần thứ 23 của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 23), ông Inger Andersen, giám đốc IUCN tuyên bố: “ Bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới là trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và chính phủ các nước đã tham gia ký kết thỏa thuận chung Paris”.

Biến đổi khí hậu là tác nhân chính đang phá hủy 1/3 trong số 241 di sản thiên nhiên thế giới. Trong trường hợp sự nóng lên toàn cầu diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề, đặc biệt là ngành du lịch địa phương nói riêng và quốc tế nói chung.

Nhận thấy tầm quan trọng của các di sản thiên nhiên thế giới trong công cuộc phát triển kinh tế, các quốc gia cần nhanh chóng triển khai nhiều kế hoạch và biện pháp, nhằm ngăn chặn và đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, trước khi điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Đan Lê (Lược dịch từ The Guardian)