Ảnh: Shutterstock

Thế giới quản trị dữ liệu là một trong những thực tiễn quan trọng nhất (và bị bỏ sót) đang thúc đẩy trí tuệ doanh nghiệp ngày nay, nhưng để mang lại giá trị tối đa, quản lý dữ liệu tổng thể thông minh cần phải được thực hiện.

Nguồn gốc của quản trị dữ liệu

Về cơ bản, quản lý dữ liệu là một tập hợp các quy trình cho phép doanh nghiệp quản lý các tài sản dữ liệu quan trọng. Khi sử dụng các biện pháp kiểm soát hợp lý và linh hoạt đối với những tài sản đó trong việc quản lý dữ liệu, doanh nghiệp tin rằng thông tin đúng đang được chuyển tải đến đúng người vào đúng thời điểm.

Một thập kỷ trước, quản trị dữ liệu chỉ là một xu hướng mới nổi trong quản lý thông tin doanh nghiệp. Điều này không đáng ngạc nhiên, bởi lúc bấy giờ, thương mại điện tử vừa mới cất cánh, phương tiện truyền thông xã hội vẫn còn rất mới mẻ, và Apple chỉ đang giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên. Lúc đó, dữ liệu đã bắt đầu có mặt khắp mọi nơi, nhưng nó đã đặt ra nhiều vấn đề.

Dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ doanh nghiệp (Business Inteligence)

Hiện nay, dữ liệu là một từ khóa thông dụng, mặc dù sự khác biệt giữa "khối lượng dữ liệu lớn" và Dữ liệu lớn đang bắt đầu phai mờ. Hai phần ba các doanh nghiệp đã tiến hành, hoặc đang chuẩn bị tiến hành, một sự chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện, cho phép họ nắm bắt được mọi khía cạnh của thương mại và giao tiếp với khách hàng. Khi thông tin từ các chiến dịch tiếp thị, yêu cầu dịch vụ khách hàng và lịch sử mua hàng có thể được theo dõi và mã hoá, thì dữ liệu được xem như huyết mạch của một doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp thành công làm gì với dữ liệu? Họ đang khai thác nó để tạo ra trí tuệ doanh nghiệp (BI). Theo một nghiên cứu gần đây, 81% trong số 400 giám đốc điều hành cao cấp của các ngành công nghiệp trên toàn cầu đã có thành công "đáng kể" hoặc "rất đáng kể" với các chương trình BI của họ.

Tuy nhiên, các giám đốc điều hành có một lo lắng lớn, đó là chất lượng dữ liệu và sự không nhất quán sẽ cản trở việc bổ sung các chi tiết và khả năng phân tích sâu cho BI. Ví dụ khi chạy các phân tích tiên đoán, các dự báo phải dựa trên dữ liệu đầy đủ và chính xác. Nếu dữ liệu không đầy đủ và chính xác thì việc phân tích sẽ chỉ cho ra cáckết quả giới hạn và thậm chíkhông chính xác.

Quản lý dữ liệu chính/gốc và quản trị dữ liệu

Như các nghiên cứu cho thấy, giải pháp ở đây chính là quản trị dữ liệu mạnh mẽ hơn. Quản trị dữ liệu hệ thống hoá các quy tắc khác nhau cho các bộ dữ liệu khác nhau, mang lại nhiều khả năng khác nhau cho các phòng ban, bộ phận khác nhau. Nó xác định quyền truy cập, thay đổi, và phân tích dữ liệu. Thay vì hạn chế người quản lý dữ liệu, các quyền này cho phép họ có được cái nhìn sâu sắc hơn, chủ động hơn về kết nối dữ liệu và BI. Khi các nhà quản lý có hiểu biết tốt hơn về dữ liệu theo ngữ cảnh, họ có thể hạn chế các dữ liệu không đầy đủ và nhất quán gây rối loạn BI.

Chìa khóa để quản lý dữ liệu mạnh mẽ là quản lý dữ liệu chính (MDM). Thường bị nhầm lẫn là tách biệt nhau, quản lý dữ liệu chính và quản trị dữ liệu là hai mặt của cùng một vấn đề: quản trị dữ liệu mô tả thực tiễn và quản lý dữ liệu chính mô tả quy tắc và công nghệ. Ngoài ra, MDM cho phép ta thực hiện phần quan trọng nhất của quản trị, đó là thực thi các chính sách và quy trình dữ liệu.

Xác định chính sách và thủ tục đó giống như có một quy tắc; nhưng không có cách nào để cưỡng chế họ, quá trình này chỉ mang tính học thuật. Trong quá khứ, các giải pháp MDM thông thường đã đưa ra cách tiếp cận độc tài đối với quản trị. Nhưng khi dữ liệu lớn được đưa ra, MDM truyền thống đã làm nghẹt thở những yêu cầu về khối lượng, tốc độ và tính linh hoạt. Các hệ thống MDM thông minh, nhanh nhẹn và thông minh cho hình dạng và mục đích của doanh nghiệp bằng cách cung cấp các công cụ rõ ràng, hợp lý để xác định và thực thi quản trị.

Quản trị dữ liệu hợp tác

Giống như các gia đình hoàng gia có xu hướng không còn cai trị các quốc gia, việc chỉ có một người hoặc một nhóm để kiểm soát quản lý dữ liệu hiện không còn là được ưa chuộng. Không còn là một phạm trù CNTT, dữ liệu còn lưu thông, luân chuyển trong hệ thống nhân sự, từ những nhà quản lý đến các nhân viên cấp dưới tại tất cả các phòng ban. Các thông tin đầu vào về cách thức quản lý và về những nguyên tắc về dữ liệu có thể đến từ bất cứ đâu.

Việc tạo ra một nền dân chủ dữ liệu, nơi mà tất cả nhân viên có thể truy cập dữ liệu ở một quy mô - như Facebook đã làm - là tạo ra điều kiện để nhân viên không phải chờ đợi để thực hiện các ý tưởng, biện pháp có thể làm tăng thêm giá trị cho dữ liệu. Điều này cũng có nghĩa là các lỗi dữ liệu và các vấn đề dữ liệu sâu hơn có nhiều khả năng được phát hiện và sửa chữa hơn. Điều này quan trọng hơn trong môi trường nơi mà 85% thông tin của tổ chức là dư thừa, lỗi thời và ít quan trọng (ROT) và 41% tất cả dữ liệu được lưu trữ không được đụng đến trong ba năm.

Kết luận

Nếu quản lý dữ liệu đã là một ý tưởng trong thời đại dữ liệu lớn thì không có nghĩa là bạn nên vội vàng xóa nó và bắt đầu phân chia và cho phép. Thay vào đó, áp dụng nó từng bước để không làm ảnh hưởng đến các quá trình khác. Sử dụng nó để thẩm định các dự án kinh doanh về khả năng tạo ra giá trị thực của chúng. Sau cùng, bạn có thể làm sạch hàng triệu bộ dữ liệu, xuất bản giản đồ, phân công người quản lý và đặt chúng vào một giao diện lập trình ứng dụng (API) mở, nhưng hãy cẩn thận, vì nếu không ai sử dụng nó, bạn đã phải chịu những chi phí mà không mang lại ích lợi.

Dữ liệu lớn là ở đấy, hãy nắm bắt và quản trị chúng có mục đích!

Thế Vĩnh (lược dịch từ Forbe)