Núi Agung từ điểm nhìn của huyện Kubu ở Karangasem Regency trên đảo nghỉ mát Bali của Indonesia.Ảnh: CNA

Trước đó, ngọn núi lửa Agung, thuộc khu vực đảo Bali (Indonesia) đã bắt đầu phun tro lên độ cao 700m vào ngày 21/11 vừa qua. Lần cuối cùng, ngọn núi này phun trào là vào năm 1963, làm gần 1.600 người thiệt mạng do ảnh hưởng của dòng dung nham nóng chảy.

Sau 55 năm, ngọn núi lửa Agung đã bắt đầu có dấu hiệu tái hoạt động vào tháng 9/2017. Sự trở lại này khiến cho ít nhất 140.000 người buộc phải rời khỏi khu vực dân cư dưới chân núi, để đến khu vực an toàn hơn. Trước sự hoảng loạn của người dân, cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia  (BNPB) đã trấn an, kêu gọi mọi người cần phải giữ thái độ bình tĩnh, đồng thời cho biết mức báo động của núi lửa Agung vẫn chưa có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng.

Mặc dù dấu hiệu tái hoạt động của núi lửa ở Bali không gây ảnh hưởng đến các chuyến bay chuyên chở khách du lịch đến hòn đảo này, nhưng giới chức địa phương cho biết, những lo ngại của du khách đã khiến lượng khách giảm đi đáng kể, kéo theo khoản thất thoát gần 100 triệu USD. Ngoài ra, nhiều người dân địa phương cũng xác định sẽ di chuyển đến khu vực khác để xây dựng cuộc sống ổn định hơn.

Được biết, núi lửa Agung nằm cách hòn đảo du lịch Bali(Indonesia) khoảng 75km và là nơi thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng mỗi năm.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)