Người Hồi giáo Rohingya tị nạn ở Bangladesh. Ảnh: Sputnik News

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bangladesh Abdul Hassan Mahmood Ali nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu là sự trở về an toàn của một lượng lớn người Hồi giáo Rohingya, đồng thời khẳng định “việc ký kết thỏa thuận là bước đi đầu tiên. Hai quốc gia sẽ cần phải triển khai nhiều hành động khác để thúc đẩy tiến tình này diễn ra suôn sẻ hơn”. Phát biểu về các biện pháp hỗ trợ người tị nạn hồi hương, vị bộ trưởng cho biết, các ngôi nhà đã bị đốt cháy ở Rakhine cần được tái xây dựng. Ngoài ra, Chính phủ Banladesh cũng kêu gọi Myanmar tiếp nhận sự hỗ trợ của Trung Quốc và Ấn Độ trong việc xây dựng trại tạm trú cho người Rohingya.

Lời phát biểu được tuyên bố chính thức trước khi Đức Thánh Cha có chuyến thăm chính thức đến Myanmar và Bangladesh trong một tuần lễ, từ ngày 27/11 đến 2/12 tới đây, nhằm mục đích truyền bá tư tưởng “hòa giải, thứ tha và hòa bình”.

Trước đó, các chiến binh Rohingya đã tấn công các chốt cảnh sát ở bắc Rakhine, gây ra sự phản ứng dữ dội từ Chính phủ Myanmar, buộc hơn 600.000 người Rohingyas phải chạy trốn bạo lực trong nước tới biên giới với Bangladesh, dẫn đến sự chỉ trích của nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới.

Ngày 7/11, Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc đã đưa ra tuyên bố bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Myanmar và tình trạng nhân đạo đang ngày càng xấu đi ở Rakkine có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình ổn định trong khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ Sputnik News)