Mỗi start-up cần phải đột phá trong những điều cơ bản. Ảnh: Tech.co

Có một sự thật đáng buồn rằng phần lớn các start-up đều thất bại và một số không bao giờ phát triển nổi. Nhưng có những yếu tố chính yếu có thể giúp bạn vững bước trên con đường thành công. Việc phải giữ cho mình sự bám sát và tập trung cho đến phút cuối cùng có thể là khó, nhưng mỗi start-up cần phải đột phá trong những điều cơ bản để tiến đến thành công. Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng mà các chuyên gia Tech.co đưa ra để giúp bạn đạt được điều đó:

1. Người sáng lập/lãnh đạo

Lãnh đạo có thể tạo ra hoặc hủy hoạistart-up ngay cả trước khi nó có cơ hội thành công. Các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định quan trọng, đưa ra tầm nhìn, và chỉ đạo một nhóm làm việc chăm chỉ để đạt được các mục tiêu cụ thể. Một nhà lãnh đạo không đủ năng lực có thể gây nguy hiểm cho quá trình ra quyết định và thậm chí giết chết tinh thần của cả nhóm. Mặt khác, việc chọn đúng người lãnh đạo giúp đưa ra quyết định hiệu quả để đảm bảo sự phát triển thành công của một start-up.

 

2. Nhóm làm việc

 Việc chọn đúng người lãnh đạo giúp đưa ra quyết định hiệu quả đảm bảo sự phát triển thành côngẢnh: Tech.co

Trở thành một doanh nhân là một giấc mơ trở thành sự thật đối với chủ start-up, nhưng thật khó thực hiện những điều tuyệt vời nếu chỉ đơn độc một mình. Các doanh nhân thành công hiểu rằng họ cần phải tạo ra một đội ngũ tuyệt vời và ăn ý để duy trì hoạt động kinh doanh, thúc đẩy đổi mới và đạt đến các mục tiêu cao hơn. Lời khuyên ở đây là thuê đúng người có trình độ và kinh nghiệm để thực hiện và điều hành các công việc kinh doanh.

3. Chiến lược phát triển

Con đường đi mà bạn chọn cho start-up của bạn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xác định nó sẽ thành công ra sao. Vun đắp và nuôi dưỡng doanh nghiệp của bạn là cách tốt nhất để thúc đẩy sự tăng trưởng của nó. Khi bạn phát triển quá nhanh, bạn có thể sẽ phải bị phân tán và căng thẳng quá nhiều. Nếu phát triển quá chậm thì có thể bạn sẽ bỏ qua cơ hội đạt được sự lớn mạnh. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần có được sự cân bằng trong kinh doanh và đưa ra những quyết định đúng đắn khi bạn phát triển.

4. Sản phẩm

Trong đầu bạn có thể nghĩ rằng sản phẩm của mình thật tuyệt vời, nhưng điều đó không có nghĩa là những người khác sẽ thích nó. Nếu bạn quá hào hứng cho ra mắt sản phẩm mà không cần khảo sát nhu cầu và thị yếu của thị trường, bạn có thể bị sốc khi thấy nó sẽ không được đón nhận như bạn nghĩ. Các start-up nên bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, hoàn thiện sản phẩm của bạn, chọn cách sản xuất/gia công phù hợp, sau đó cho ra mắt và quảng bá sản phẩm của mình.

5. Tiếp thị, quảng bá

Bề ngoài của sản phẩm sẽ quyết định rất đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng. Ảnh: Tech.co

Cách bạn đóng gói và tiếp thị sản phẩm của bạn là rất then chốt. Thông thường, chúng ta dễ thấy các sản phẩm tuy kém chất lượng nhưng lại được đóng gói và trang trí bắt mắt, độc đáo sẽ hiệu quả hơn trong việc thu hút khách hàng so với các sản phẩm tốt nhưng mẫu mã lại nhàm chán. Đối với một số doanh nhân, điều này xem ra có vẻ không quan trọng lắm, tuy nhiên, bề ngoài của sản phẩm sẽ quyết định rất đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng. Hãy tập hợp nhóm của bạn lại và thảo luận để đưa ra một một chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ cho sản phẩm của bạn cũng như chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Các start-up xuất hiện và tiêu biến do nhiều lý do. Tuy nhiên, dù start-up của bạn thuộc thể loại nào thì các thông điệp mà bạn muốn gửi đến các khách hàng tiềm năng của mình là rất quan trọng. Sở hữu một ý tưởng tuyệt vời thôi sẽ là chưa đủ, bạn cần phải có một nhóm phù hợp để giúp bạn thực hiện và đạt được nó. Điều đó sẽ không dễ dàng, nhưng nó sẽ là một yếu tố quyết định về sự thành công hay thất bại của các start-up.

Thế Vĩnh (lược dịch từ Tech.co)