Tổ chức y tế Thế giới (WHO). Ảnh: The Nation
Điều này có nghĩa người dân đang phải sử dụng thuốc mà không có bất kỳ tác dụng điều trị hoặc bổ trợ sức khỏe nào. Về lâu dài, các cá nhân và hệ thống y tế sẽ thất thoát và lãng phí một khoản tiền rất lớn, tệ hơn là người tiêu dùng có thể mắc bệnh nặng hơn hoặc tử vong do sử dụng thuốc kém chất lượng.
Kể từ năm 2013, WHO đã nhận được 1.500 báo cáo về các trường hợp phát hiện thuốc giả mạo hoặc kém chất lượng. Trong số các loại thuốc dễ làm giả, thuốc chống sốt rét và kháng sinh được ghi nhận là chiếm số lượng lớn nhất. Ngoài ra, vào tháng 7/2013, cơ quan quốc gia quản lý và kiểm soát thực phẩm và dược phẩm của Nigeria (NAFDAC) đã bắt giữ 150.000 viên thuốc ngừa thai giả.
Có thể nói, toàn cầu hóa là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, khi bao bì và thành phần thuốc đều được sản xuất ở những địa điểm khác nhau trước khi tiến hành đóng gói và phân phối. Do đó, các quốc gia cần thắt chặt công tác quản lý, tăng cường hợp tác toàn cầu để giải quyết triệt để vấn đề này và bảo về sức khỏe người dân.
Đan Lê (Lược dịch từ The Nation News)