Tình trạng nóng lên toàn cầu. Ảnh: CC0
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature đã so sánh 10 năm dữ liệu vệ tinh về khí hậu với các dự đoán của các mô hình khí hậu khác nhau. Dữ liệu bao gồm lượng ánh sáng mặt trời phản xạ trở lại vào không gian, lượng nhiệt thoát ra khỏi trái đất, cũng như lượng năng lượng vào và ra khỏi bầu khí quyển. Các nhà khoa học sau đó đã so sánh dữ liệu từ các mô hình khí hậu để xác định cái nào chính xác nhất khi dự báo mức độ nóng lên sẽ xảy ra.
Tất cả các mô hình dự báo nhiệt độ nóng lên trung bình là 4,3 độ C - sai số 0,7 độ C trong giai đoạn từ năm 2081-2100, giả định rằng mức phát thải khí quyển hiện tại tiếp tục không suy giảm.
Tuy nhiên, các mô hình tốt nhất và chính xác hơn cho thấy rằng, sẽ có một sự nóng lên đến 4,8 độ C - sai số 0,4 độ C trong cùng khoảng thời gian.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, kết quả nghiên cứu này không phải là kết quả cuối cùng.
Ben Sanderson, một chuyên gia về khí hậu thuộc Trung tâm Nghiên cứu khí quyển Quốc gia ở Boulder, Colorado, Mỹ khẳng định: "Cuộc nghiên cứu này rất thú vị và đáng quan tâm, nhưng những chi tiết cần được nghiên cứu thêm".
Thanh Ngân (Lược dịch từ Sputniknews)