Khói bụi dày đặc tại một điểm thu phí trên quốc lộ tại Harbin, Trung Quốc vào tháng 11/2017. Ảnh: Getty Images
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết trong một bản báo cáo rằng việc đình chỉ, có hiệu lực từ ngày 1/1 sẽ tác động đến cả các nhà sản xuất nội địa và doanh nghiệp liên doanh nước ngoài như FAW-Volkswagen hay Beijing Benz. Không có ngày kết thúc đình chỉ nào được đưa ra.
Chính sách này dự kiến sẽ ảnh hưởng đến một thị phần nhỏ về sản xuất xe hơi ở Trung Quốc, nơi có 28 triệu xe được sản xuất vào năm 2016. Trung Quốc có hàng chục nhà sản xuất ô tô quy mô nhỏ. Một số trong đó chỉ sản xuất vài trăm xe một năm và chính quyền trung ương đang cố gắng củng cố ngành công nghiệp ô tô của quốc gia, một yếu tố rất có thể cũng đóng một vai trò nào đó trong động thái đình chỉ này.
Một dây chuyển sản xuất của FAW-Volkswagen tại Chengdu, Trung Quốc. Ảnh: Chai Hin/ Getty Images
Trung Quốc hiện là quốc gia hỗ trợ xe điện mạnh mẽ nhất thế giới, với việc đưa lại cho các nhà sản xuất ô tô nhiều ưu đãi để sản xuất các loại xe hơi năng lượng mới. Những ưu đãi này dự kiến sẽ giảm vào năm 2020, và sẽ được thay thế bằng định mức số xe ô tô sạch phải bán ra. Điều này đã thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô toàn cầu tăng tốc trong việc chuyển sang phát triển các loại xe sử dụng pin.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài bị ảnh hưởng bởi sự đình chỉ này như Volkswagen, General Motors, Honda và các nhà sản xuất ô tô nước ngoài khác ở Trung Quốc đang tìm hiểu thêm thông tin trước khi thực hiện các bước điều chỉnh.
Theo Michelle Krebs, một nhà phân tích của AutoTrader Group, bất kể hậu quả là gì, các nhà sản xuất ô tô toàn cầu sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đáp ứng các chính sách ngày càng nghiêm ngặt ở Trung Quốc. Bà nói: "Đó là một thực tế dễ hiểu vì Trung Quốc là thị trường lớn xe hơi lớn nhất thế giới”.
Thế Vĩnh (lược dịch từ New York Times)