Rùa biển xanh tại rạn san hô Great Barrier (Queensland, Úc). Ảnh: Sputnik News

Tình hình nhiệt độ ngày càng tăng do thay đổi khí hậu đang dần tàn phá rạn san hô Great Barrier (Queensland, Úc), đồng thời gây ra sự chênh lệch giới tính nghiêm trọng giữa các cá thể rùa biển xanh đang sinh sống trong khu vực này.

Khác với các chủng động vật khác, rùa biển xanh quy định giới tính theo nhiệt độ nước dùng để ủ trứng. Cụ thể, giống rùa sinh sản trong nhiệt độ ấm áp là cái và lạnh hơn là đực. Do đó, hiện 99% tổng số cá thể rùa biển xanh tại rạn san hô Great Barrier đều là cái.

Nhận thấy tình trạng chênh lệch giới diễn ra nghiêm trọng, nhà sinh vật học David Owen cho biết, “Đây là một trong những giống sinh vật cần bảo tồn ngay lập tức. Trong trường hợp chính phủ không đề ra phương án khắc phục, chỉ trong vài thập kỷ tới, số lượng cá thể rùa đực sẽ cực kỳ ít trong quần thể sinh vật biển”.

Theo dự báo của nghiên cứu đăng trên tờ Current Biology, với nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 4,70F vào năm 2100, biến đổi khí hậu sẽ là nhân tố gây nên sự tiệt chủng của giống rùa biển đực tồn tại trong các quần thể sinh vật tự nhiên.

Đan Lê (Lược dịch từ Sputnik News)