Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: News24

Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào được đặt ra đều phải phù hợp với các quy định của EU. Điều này đồng nghĩa với việc Anh vẫn phải tiếp tục đóng góp cho ngân sách EU và chấp nhận bốn quyền tự do được đảm bảo bởi khối, như: quyền tự do di chuyển của người dân, của hàng hóa, dịch vụ và vốn.

Trong trường hợp Anh không chấp nhận các nguyên tắc thành lập của khối, nước này sẽ không thể duy trì quyền tiếp cận với toàn bộ thị trường EU - Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định khi trả lời báo chí truyền thông.

Những lời nhận xét, cảnh báo của vị tổng thống trẻ tuổi được cho là nhân tố dập tắt hi vọng của một số người ủng hộ Brexit – những cá nhân có tham vọng giành lại quyền kiểm soát khu vực biên giới của Anh và tránh sự giám sát từ các tòa án châu Âu trong lúc vẫn duy trì quyền tiếp cận thị trường đơn lẻ EU. Tuy nhiên, đây cũng có thể là những tia hi vọng của một số người Anh khi cho rằng Tổng thống Emmanuel Macron có thể sẽ linh hoạt hơn Thủ tướng Đức Angela Merkel trong việc thiết lập một đàm phán mới với Anh. Niềm tin này được thể hiện rõ nhất khi hai vị lãnh đão cấp cao Anh - Pháp thống nhất ký thỏa thuận hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh biên giới, sau khi Anh rời khỏi EU vào tháng 3/2019.

“Ngay khi Anh quyết định không tuân thủ các điều kiện tiên quyết của khối, sẽ không xuất hiện bất cứ một quyền tiếp cận hoàn toàn nào với thị trường riêng lẻ EU”, hãng tin BBC dẫn lời tái khẳng định của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hay.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ AP News)