Hình ảnh các học viện Byeongsan, Museong và Nangye Seowon (từ trái qua). Ảnh: Yonhap

Cụ thể, cục Quản lý Di sản Văn hoá Hàn Quốc đã đệ trình chín học viện Nho giáo có lịch sử lâu đời để yêu cầu UNESCO xem xét công nhận danh hiệu danh giá này. Trong đó, hầu hết các di tích đều được xây dựng trong triều đại Joseon (1392-1910) – nơi được coi là các trường học của thời xưa, cũng như địa điểm tôn vinh các học giả nổi tiếng.

Được biết, yêu cầu xem xét công nhận di sản thế giới đã được giới chức nước này tiến hành từ năm 2015. Song tại thời điểm đó, UNESCO đã từ chối công nhận sau khi phát hiện môi trường tự nhiên xung quanh các di tích không được bảo vệ, chăm sóc theo tiêu chuẩn của một di tích văn hóa.

Cùng với danh sách 8 học viện Nho giáo, cục quản lý di sản cũng nộp đơn xin công nhận đối với các vùng ngập mặn dọc bờ biển phía tây và phía nam lãnh thổ Hàn Quốc, với hi vọng đây sẽ là dấu mốc quan trọng giúp quảng bá tên tuổi của các di sản nước này ra thế giới.

Tính đến thời điểm hiện tại, đảo Jeju và hệ thống Geomunoreum Lava Tubes là hai di sản thiên nhiên duy nhất của đất nước này.

Nhiều khả năng kết quả cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (ICOMOS) vào tháng 7/ 2019 tới.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)