Mối đe dọa về hiện tượng kháng thuốc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở các quốc gia châu Á. Ảnh: Asiaone News
Trong trường hợp vấn này này tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều khả năng con người và động vật sẽ đối mặt với nguy hiểm khi nhiều chủng bệnh truyền nhiễm sẽ trở nên kháng thuốc.
Tính đến thời điểm hiện tại, mối đe dọa về hiện tượng kháng thuốc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở các quốc gia châu Á – nơi chứng kiến mức độ tăng trưởng dân số cao và sản xuất nông nghiệp và lương thực phát triển mạnh.
Theo kết quả từ báo cáo vừa được công bố ngày 29/1 của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một hệ thống giám sát toàn cầu đã phát hiện hiện tượng kháng thuốc kháng sinh đang rất phổ biến trong số 500.000 người nghi bị nhiễm trùng tại 22 nước. Một khi thế giới không thực hiện bất cứ biện pháp nào để đảo ngược xu hướng này, toàn cầu có thể sẽ hứng chịu mức tổn thất lên đến 100 nghìn tỉ USD vào năm 2050, cùng lúc số người thiệt mạng do ảnh hưởng của bệnh kháng kháng sinh (ARM) dự kiến sẽ vào khoảng 10 triệu người trong vòng 35 năm tới.
Trước vấn đề này, quan chức phụ trách thú y của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) Juan Lubroth cho biết, hiện FAO đẩy mạnh định hướng, giáo dục người dân về mối nguy hiểm của việc sử dụng tràn lan thuốc kháng sinh để kích thích tăng trưởng ở động vật và đẩy mạnh thực thi các quy tắc quản lý sản xuất lương thực.
Đan Lê (Lược dịch từ Asiaone News)