Bản "Dụ" về việc sắp xếp 30 người đầu tiên vào làm việc tại Nội Các

(Cơ quan được hoàng đế Minh Mạng thành lập năm 1829 nhằm giải quyết văn thư, tấu sớ) 

Hoạt động này nhằm tưởng nhớ, tôn vinh và khẳng định những đóng góp to lớn của vị vua anh minh này đối với lịch sử dân tộc.

Hoàng đế Minh Mạng (1791 –1841) tên húy là Nguyễn Phúc Đảm, là con thứ 4 của Thế Tổ Cao Hoàng đế Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang. Thông minh, quyết đoán và tinh thông Nho học, ông là người đã đưa nước ta trở thành một quốc gia hùng mạnh với lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử dân tộc.

Hộc

(thăng, hộc là hai đơn vị đo lường được hoàng đế Minh Mạng thống nhất từ năm 1825; trong đó, 1 thăng tương đương 2,9kg và 1 hộc bằng 26 thăng)

Trong 20 năm tại vị, hoàng đế Minh Mạng thực thi nhiều chính sách quan trọng trên nhiều lĩnh vực: cải cách hành chính từ trung ương đến địa phương, tổ chức lại quân đội, thống nhất đơn vị đo lường và y phục; chú trọng việc khai hoang, lập ấp, thủy lợi nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp; duy trì và phát triển nền giáo dục khoa cử kết hợp với huấn luyện võ nghệ để tuyển chọn nhân tài, giữ vững chủ quyền đất nước ở đất liền và trên biển đảo.

Không gian trưng bày sẽ giới thiệu một phần nhỏ và sinh động về di sản văn hoá và vị hoàng đế này đã để lại; nhiều bộ phận trong đó đã trở thành di sản của dân tộc và của nhân loại, như: các công trình kiến trúc, âm nhạc cung đình, các loại tài liệu mộc bản, châu bản, thơ văn chạm khắc trên kiến trúc cung đình Huế...

Du khách tham quan không gian trưng bày giới thiệu về hoàng đế Minh Mạng

Chị Aimée Simon (du khách Pháp) chia sẻ: Trước khi đến lăng, chúng tôi được người hướng dẫn giới thiệu về vị vua này, nhưng mọi thứ đều chung chung và dễ nhầm lẫn. Đến đây, được xem những vật dụng được trưng bày và đọc những thông tin, tôi thấy gần gũi và dễ hiểu hơn rất nhiều”. 

Tin, ảnh: Đồng Văn