Một con tàu điện tại sân ga thành phố Duesseldorf Wehrhahn, CHLB Đức. Ảnh: AFP

Động thái này diễn ra chỉ hơn hai năm sau khi vụ bê bối gian lận khí thải "dieselgate" của Volkswagen gây ra một làn sóng tức giận trong ngành công nghiệp ô tô, một trụ cột mang lại thịnh vượng cho người Đức.

Trong thử gửi Ủy ban môi trường EU, 3 bộ trưởng của Đức gồm cả Bộ trưởng Môi trường Barbara Hendricks đã thông tin về đề xuất này và nhấn mạnh răng “ưu tiên hàng đầu của Đức hiện nay là đạt được hiệu quả chống ô nhiễm không khí một cách không trì hoãn".

Đề xuất này sẽ được thử nghiệm chậm nhất vào cuối năm nay tại 5 thành phố ở miền Tây nước Đức, bao gồm cả thủ đô Bonn và các thành phố công nghiệp Essen và Mannheim.

Bên cạnh miễn phí đi lại, các biện pháp khác bao gồm hạn chế khí thải từ xe buýt và taxi, thiết lập các khu phát thải thấp hoặc hỗ trợ cho các chương trình đi chung xe cũng sẽ được triển khai.

Đức buộc phải sớm hành động, bởi họ và 8 nước thành viên khác của EU bao gồm cả Tây Ban Nha, Pháp và Italy đã vượt thời hạn ngày 30 tháng 1 vừa qua trong việc đáp ứng các giới hạn của EU đối với ô nhiễm nitơ dioxide và hạt mịn.

Ủy ban Môi trường EU đã cho các nước thêm thời gian để thực thi các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm khác hoặc phải đối mặt với hành động pháp lý.

Theo Ủy ban, ô nhiễm ở mức "đe dọa mạng sống con người" đã ảnh hưởng đến hơn 130 thành phố ở châu Âu, khiến 400.000 người chết và chi tiêu cho y tế mỗi năm lên tới 20 tỷ euro (32,6 tỷ đô la).

Giao thông công cộng rất phổ biến ở Đức, với số lượng hành trình tăng đều đặn trong 20 năm qua và đạt con số 10,3 tỷ vào năm 2017.

So với các nước lớn ở châu Âu khác, vé đi lại ở Đức rẻ hơn nhiều. Ví dụ vé tàu điện ngầm một lượt ở Berlin có giá 2.90 euro, trong khi đó ở London là 4.90 bảng Anh (5.50 euro).

Tuy nhiên các thành phố đã cho thấy các quan ngại và ngay lập tức đề nghị chính phủ liên bang đưa ra các kế hoạch cụ thể nếu đề xuất này được triển khai.

Thế Vĩnh (lược dịch từ Straits Times)