Ống hút, ly cốc nhựa được sử dụng rất rộng rãi ở các quốc gia. Ảnh: CNA

Đây là một trong những nỗ lực mới nhất của giới chức nước này nhằm cắt giảm tối đa lượng chất thải và ô nhiễm sau khi áp dụng chương trình tái chế và tăng phí sử dụng các sản phẩm nhựa.

Bên cạnh đó, chính quyền nhà nước cũng chính thức mở rộng quy định hạn chế sử dụng hương tại các đền thờ, nơi thờ cúng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nhằm hiện thực hóa kế hoạch, bắt đầu từ năm 2019 tới đây, các chuỗi nhà hàng lớn được yêu cầu buộc phải ngưng cung cấp ống hút nhựa, túi nhựa miễn phí cho khách hàng. Đến năm 2020, lệnh cấm này sẽ được áp dụng cho toàn bộ hệ thống các cửa hàng ăn uống trên địa bàn cả nước. Cho tới năm 2025, trong trường hợp cần sử dụng các sản phẩm nhựa, người tiêu dùng sẽ phải trả một khoản phí bổ sung trước khi lệnh cấm hoàn toàn có hiệu lực vào năm 2026.

Ông Lai Ying-ying, một quan chức của cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan (EPA) cho biết, “Chúng tôi hi vọng từ giờ cho đến năm 2030, lệnh cấm này sẽ làm giảm đáng kể số lượng chất thải nhựa gây ô nhiễm nước biển và có khả năng xâm nhập vào chuỗi thức ăn để làm hại đến sức khỏe con người”.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh ước tính mỗi người dân Đài Loan có thể sử dụng đến 700 túi nhựa/năm. Trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng, EPA cam kết sẽ nỗ lực hành động để giảm tỷ lệ sử dụng đồ nhựa, nhất là túi nhựa xuống còn 100 túi /người vào năm 2025. Dự kiến đến năm 2030, các sản phẩm nhựa sẽ hoàn toàn biến mất.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)