Chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán xem có mắc bệnh Parkinson hay không. Ảnh: Getty

Qua nghiên cứu phân tích nước mắt của bệnh nhân Parkinson và những người khỏe mạnh, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có mức alpha-synuclein, các protein hình thành những khối u độc hại và gây tổn thương thần kinh nhiều hơn gấp 5 lần so với những người bình thường.

“Chúng tôi tin rằng nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên  chứng tỏ nước mắt có thể là một dấu hiệu sinh học đáng tin cậy, không tốn kém và không xâm lấn để phát hiện ra bệnh Parkinson", tiến sĩ Mark Lew, một trong những tác giả nghiên cứu của Trường Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California nói.

"Và bởi vì quá trình bị bệnh Parkinson có thể bắt đầu từ nhiều năm trước khi các triệu chứng xuất hiện, một dấu hiệu sinh học như thế này có thể hữu ích trong chẩn đoán, hoặc thậm chí điều trị bệnh sớm hơn", ông nói thêm.

Phát hiện trên đã được trình bày tại một hội thảo của Viện hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ ngày hôm nay (23/2).

Ngọc Hà (dịch từ The Independent)