Dàn khoan Taranaki ở ngoài khơi đào Bắc của New Zealand. Ảnh: chrissisarich.com
Quyết định này đã được Nhóm quyền về môi trường Greenpeace New Zealand mô tả là "thời khắc lịch sử" đối với đất nước 4,7 triệu dân. Tuy nhiên, các nhà lập pháp phe đối lập đồng loạt chỉ trích chính phủ, cho rằng động thái này có thể làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói "Chính phủ sẽ không cấp thêm giấy phép thăm dò dầu khí ngoài khơi nào nữa" và "Chúng tôi đang thực hiện một bước đi quan trọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và kiến tạo một tương lai xanh, bền vững và an toàn cho New Zealand".
Với chiến lược đầy tham vọng nhằm đối phó biến đổi khí hậu này, New Zealand đề ra mục tiêu cắt giảm khí thải xuống còn 0% vào năm 2050 theo chính sách "không carbon".
Tuy nhiên động thái này đang là mục tiêu chỉ trích của một số bên vì khả năng làm suy yếu nền kinh tế đang có mức tăng trưởng GDP 3,9% vào năm 2016. Phát ngôn viên năng lượng của Đảng Dân chủ Jonathan Young cho biết New Zealand có thể phải tìm kiếm những giải pháp thay thế còn phát thải nặng nề hơn như than đá trong trường hợp các kho dự trữ khí cạn hết trong một thập kỷ tới.
Theo chính sách mới, các giấy phép thăm dò và khai thác dầu khí hiện có sẽ không bị ảnh hưởng. Chính phủ cho biết quyết định của họ sẽ không đe dọa đến việc làm trong ngành dầu khí, nơi có khoảng 11.000 người đang làm việc.
Ngành công nghiệp dầu khí của New Zealand tạo ra khoảng 2,5 tỷ đô la New Zealand (1,5 tỷ Euro, 1,8 tỉ đô la Mỹ) cho nền kinh tế có GDP 185 tỷ đô là Mỹ (2016) của quốc đảo. Hầu hết các ngành công nghiệp có trụ sở tại và lân cận khu vực Taranaki của Đảo Bắc.
Thế Vĩnh (lược dịch từ DW)