Đại Nam nhất thống chí (5 tập), xuất bản lần đầu năm 1992, tái bản năm 2015

Tôi vốn người mê văn, mê sử. Hơn 30 năm nay tham gia làm báo, viết sử, viết văn… nên rất quan tâm và gần gũi với những ấn phẩm của Nhà xuất bản Thuận Hóa - một trong 10 nhà xuất bản địa phương trực thuộc 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thannh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai); là một trong tổng số 60 nhà xuất bản trên cả nước. Hơn 37 năm qua, kể từ khi thành lập (18/2/1981), Nhà xuất bản Thuận Hóa đã cho ra mắt bạn đọc trong và ngoài nước gần một vạn ấn phẩm; trong đó có rất nhiều cuốn sách, bộ sách có giá trị bền vững, lâu dài. Với tôi - một “mọt sách”, ăn ngủ không thể thiếu sách, trưởng thành và kiếm sống nhờ một phần bởi sách, tôi thật sự ấn tượng và biết ơn những bộ sách có thể nói là để đời của nhà xuất bản mang tên vùng đất lịch sử Thuận Hóa này.

Nhân Ngày sách Việt Nam lần thứ 5 (21/4/2018), xin được nhắc lại một số bộ sách tiêu biểu: Những người bạn Cố đô Huế (31 tập), bắt đầu được thực hiện vào năm 1993, hoàn tất năm 2017, tái bản năm 2018; Phan Bội Châu toàn tập (10 tập), xuất bản lần đầu năm 1990, tái bản năm 2000; Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (15 tập), xuất bản lần đầu năm 1993, tái bản năm 2005; Đại Nam nhất thống chí (5 tập), xuất bản lần đầu năm 1992, tái bản năm 2015; Đại Nam liệt truyện (4 tập), xuất bản lần đầu năm 1992, tái bản năm 2015; Bác Hồ kính yêu của chúng ta, gồm 6 cuốn, xuất bản năm 2015 nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 15, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (15 tập), xuất bản lần đầu năm 1993, tái bản năm 2005

Đi cùng năm tháng, tôi càng tâm đắc và thấm thía nhận định: Sách góp phần rất quan trọng nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục đạo đức và nhân cách con người.

Dạ Phương