Samsung đang là hãng tích cực nhất trong việc sản xuất smartwatch Android

Ron Amadeo - cây viết công nghệ trên trang Ars Technican từng có bài nhận định rằng nền tảng Android Wear của Google đang trong tình thế nghiêm trọng. Android Wear, nay có tên gọi mới Wear OS là nền tảng dành cho đồng hồ thông minh, được Google phát triển với mục đích giúp thiết bị đeo tay tương thích tốt với cả Android lẫn iOS.

Dù vậy, Wear OS vẫn mang tới trải nghiệm trên Android tốt hơn nhiều so với iOS. Điểm yếu “chí mạng” của sản phẩm lúc này nằm ở bộ xử lý: smartwatch Android đang chạy bằng con chip Qualcomm đã quá cũ kỹ.

Dẫu nói cấu hình không quan trọng với smartwatch, với đồng hồ thông minh Android hiện nay thì đó lại là vấn đề. Con chip cũ khiến sản phẩm quá dày, hoạt động chậm chạp và “uống pin”.

Android Wear 2.0 ra mắt hồi tháng 2.2017 đánh dấu những thay đổi tích cực của Google với nền tảng này, khi cho phép các thiết bị bán độc lập có thể cài trực tiếp ứng dụng từ kho Play Store, mở cơ hội cài phần mềm cho những người dùng iPhone.

CEO Tim Cook nói về tương lai Apple Watch và Apple Pay Từ thời điểm đó, Google tập trung chính vào Wear OS bằng việc ký kết với hàng loạt thương hiệu thời trang để sản xuất đồng hồ thông minh dựa trên nền tảng được tiêu chuẩn hóa. Tất cả sản phẩm này cơ bản giống nhau về phần ruột, chỉ khác đôi chút khi thêm hoặc bớt tính năng như GPS, đo nhịp tim, kết nối LTE… Thiết kế bên ngoài cũng khá giống nhau như mặt tròn, hơi dày, thời lượng pin thấp…

Kết quả là các thương hiệu thời trang làm những chiếc smartwatch chạy Wear OS với nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng thực chất không có gì đặc biệt. Thế nhưng, người dùng vẫn phải trả số tiền lớn để sở hữu thiết bị, mà chủ yếu là chi tiền cho thương hiệu thời trang đó.

Điều này có thể hợp lý với một số người, nhưng nếu để ý trên thị trường, người dùng có thể sở hữu một chiếc smartphone với giá khoảng 159 USD đã “ngon lành”. Nếu muốn mua đồng hồ thông minh chạy Android lúc này, người dùng nên cân nhắc chi cho một sản phẩm hợp túi tiền.

Nếu bạn muốn chọn đồng hồ thông minh có mặt hiển thị chi tiết, mẫu Gear Sport của Samsung sẽ đáng quan tâm. Sản phẩm không phải loại mỏng nhất trên thị trường, nhưng chạy nhanh, trực quan và lắm trò vui khi dùng. Tuy nhiên, thiết bị đòi hỏi người dùng phải cài khá nhiều ứng dụng và dịch vụ hỗ trợ của Samsung trên thiết bị. Nếu không dùng smartphone Samsung, có thể bạn sẽ thấy khó chịu.

Fitbit Versa, phiên bản nâng cấp từ thiết bị theo dõi quá trình rèn luyện sức khỏe phù hợp với người dùng thích thể thao, nhưng xét trên phương diện smartwatch đầy đủ, thì các tính năng khá tệ.

Nếu không cần màn hình, người dùng có khá nhiều lựa chọn sản phẩm lai smartwatch, trong số này có nhiều thương hiệu do Fossil sở hữu. Sẽ có các lựa chọn hiển thị đồng hồ cơ hoặc số điện tử, nhưng sẽ có rất ít tính năng phụ trợ như hiển thị thông báo, theo dõi bước chân… Ưu điểm của dòng sản phẩm này chủ yếu ở thời lượng pin “khủng”, có thể kéo dài nhiều tháng không cần sạc.

Tuy nhiên, dù có tới 50 lựa chọn thì cũng không giúp ích được gì nếu không sản phẩm nào đủ sức cạnh tranh với Apple Watch.

Do vậy, theo The Verge, Google đang tìm cách cải thiện thời lượng pin trên phiên bản Wear OS tiếp theo. Nhưng ở thời điểm này, vẫn chưa rõ cụ thể Google sẽ làm gì để thay đổi tình thế. Có thể khởi đầu sẽ bằng việc thay bộ xử lý để các công ty công nghệ hay hãng thời trang có cơ hội mang đến những sản phẩm hợp thời hơn. Nhiều khả năng sự kiện Google I/O sắp tới sẽ là nơi hãng công bố những dự định tương lai cho Wear OS.

Theo thanhnien.vn