Trụ sở Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp quốc (ESCAP)​ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: ESCAP

Qua đó, ESCAP kêu gọi các quốc gia tận dụng những điều kiện tích cực và giải quyết các nhược điểm cơ bản.

Cũng theo ủy ban này, sự tăng trưởng mạnh mẽ gần đây có thể cung cấp các nguồn lực quan trọng để thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 đầy tham vọng. “Triển vọng huy động vốn cho các mục đích phát triển là đầy hứa hẹn”, bà Shamshad Akhtar, Thư ký điều hành ESCAP, cơ quan có trụ sở tại Thái Lan cho biết.

Theo khảo sát kinh tế và xã hội ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương của ESCAP, các nền kinh tế ghi nhận mức tăng trưởng chung là 5,8% trong năm 2017, so với 5,4% của năm trước. Trong năm 2018 và 2019, những nền kinh tế này được dự đoán sẽ tăng trưởng ở mức 5,5%.

Tăng cường khả năng phục hồi để giảm thiểu rủi ro tương lai

Việc thúc đẩy các nguyên tắc cơ bản sẽ là đóng vai trò quan trọng, trong bối cảnh triển vọng trung hạn cho thấy xu hướng tăng trưởng đang sụt giảm ở một số quốc gia do dân số già hóa, tích lũy vốn chậm hơn và tăng năng suất khiêm tốn.

Bên cạnh đó, “những tiến bộ công nghệ nhanh chóng, giữa các cơ hội to lớn và đầy hứa hẹn cũng đang đặt ra những thách thức đáng kể đối với sự phân cực công việc và bất bình đẳng trong thu nhập và sự giàu có”, bà Akhtar nói thêm.

ESCAP cũng cho rằng, việc nâng cao năng suất sẽ đòi hỏi việc thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới, đầu tư vào các kỹ năng và cơ sở hạ tầng liên quan, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường bảo vệ xã hội và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Ngoài ra, cải cách thuế và tăng cường thu thuế cũng có thể bổ sung 8% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia như Myanmar hay Tajikistan; và khoảng 3-4% ở các quốc gia lớn hơn như Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia, theo ESCAP.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)