Béo phì ảnh hưởng rất lớn đến tương lai và sức khỏe của trẻ. Ảnh: Southeast Asia Globe
Lối sống ít vận động, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, làm việc một chỗ tăng cao... là những nguyên nhân chính góp phần làm tăng tỷ lệ béo phì ở khu vực này. Ngoài các khu đô thị, béo phì cũng lây lan đến khu vực nông thôn, khi người dân chuộng tiêu thụ thực phẩm bán sẵn nhiều chất béo. Cụ thể, tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng đến đầu thế kỷ 21, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Đông Nam Á tăng 150%, với khoảng 4,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc béo phì. Cùng lúc đến năm 2016, có khoảng 8,5 triệu người Đông Nam Á đã tử vong bởi các biến chứng của béo phì như tim, tiểu đường.
Trong bối cảnh béo phì đang là vấn nạn, chuyên gia Jessica Blankenship kêu gọi chính phủ các nước nâng cao nhận thức của người dân về ăn uống lành mạnh và điều chỉnh chính sách tiếp thị thực phẩm. Cần chú trọng hơn vào thế hệ trẻ em, thay vì chỉ tập trung vào người lớn – tầng lớp dân số chỉ đảm bảo những thay đổi mang tính tạm thời.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ Southeast Asia Globe)