Nhiều dòng sông ở Ấn Độ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh; Qoura

Đầu tiên, ngăn chặn việc xả thải ra sông, hồ và bảo vệ dòng chảy tự nhiên là những biện pháp quan trọng để duy trì và “trẻ hóa” hệ thống sông ngòi trên địa bàn cả nước.

“Đối với việc duy trì hệ thống sông ngòi, tốt nhất nên duy trì diện tích sông, lòng sông... Tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi xâm lấn từ hai bờ sông”, nhà bảo tồn nước Rajender Singh khẳng định.

Thứ hai, dòng chảy của sông phải được bảo vệ. Môi trường, tình trạng, chất lượng nước sông cần được đảm bảo. Theo chuyên gia, nước thải công nghiệp nên được tập trung tại một địa điểm nhất định, không thải trực tiếp ra sông gây tăng tạp chất, ảnh hưởng đến dòng chảy của nước.

Thứ ba: “Cống và sông không được phép gặp nhau”. Điều này có nghĩa chính quyền địa phương phải đảm bảo các loại nước thải từ ống cống cũng không được trực tiếp xả thẳng ra sông. Nguyên tắc này được đặt ra khi ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, công nghiệp đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống sông ở Ấn Độ, đặc biệt là sông Hằng. Trong đó nguồn nước thải công nghiệp được xem là một trong những nguyên nhân chính làm ô nhiễm dòng sông này.

Cũng theo nhà bảo tồn nước Rajender Singh, mỗi con sông đều khác nhau, từ đó phương pháp duy trì, bảo tồn cũng khác nhau. Vấn đề của sông Ganga hoàn toàn khác với sông Krishna, sông Godavari.... Do đó người dân cần tự giác nâng cao nhận thức để tìm ra cách bảo vệ phù hợp nhất cho từng con sông nói riêng và hệ thống sông ngòi Ấn Độ nói chung ngày càng phát triển.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)