Sạc pin cho xe ô tô điện tại một trạm sạc ở Marseille, Pháp. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, vẫn cần nhiều nghiên cứu, chính sách và ưu đãi hơn để đẩy mạnh hơn nữa dòng xe này.

Được biết, chi phí pin vẫn là thành phần chính trong chi phí tạo nên xe ô tô  điện, do đó, các ưu đãi tài chính như giảm giá, giảm thuế hoặc miễn trừ sẽ là cần thiết để hỗ trợ triển khai dòng xe điện. Theo IEA, "sự hỗ trợ liên tục và cam kết gia tăng việc triển khai dòng xe ô tô điện từ các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp ô tô cho thấy xu hướng này sẽ không giảm đi trong thập kỷ tới".

Đến năm 2030, IEA ước tính sẽ có 125 triệu xe ô tô điện được sử dụng trên các nẻo đường, dựa trên các chính sách hiện hành và đã được công bố. Con số này có thể tăng lên 220 triệu xe nếu các chính sách trở nên tham vọng hơn để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu và các mục tiêu phát triển bền vững khác.

Sự dịch chuyển sang xe ô tô điện sẽ làm tăng nhu cầu đối với một số vật liệu, đặc biệt là coban và lithium được sử dụng trong pin lithium-ion.

Theo ước tính của IEA, nhu cầu Cobalt dự kiến ​​sẽ cao hơn gấp 10 lần mức hiện tại vào năm 2030 ở mức 101 kilotonnes (kt)/năm theo chính sách hiện tại và có thể cao gấp 25 lần ở mức 291 kt/năm với nhiều chính sách tham vọng hơn.

Nhu cầu lithium được dự báo là 91 kt/năm vào năm 2030 dựa trên các chính sách hiện hành và 263 kt/năm nếu các chính sách tham vọng hơn được thực hiện.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)