Trụ sở WB tại Washington, Mỹ. Ảnh: Youtube

Theo đó, việc bổ sung hỗ trợ cho PASO giúp đảm bảo tổ chức khu vực quan trọng này sẽ tiếp tục tăng cường các dịch vụ an toàn và an ninh trên toàn khu vực Thái Bình Dương.

Chính thức được thành lập từ năm 2006, PASO tập hợp các nguồn lực kỹ thuật và chuyên gia để tư vấn cho từng quốc gia trên hệ thống vận tải hàng không tương ứng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
 
Nguồn kinh phí bổ sung được dùng để hỗ trợ các hoạt động giúp đảm bảo tự chủ tài chính cho PASO, đồng thời đưa ra một khuôn khổ tổ chức mới để cải thiện việc quản trị doanh nghiệp. Khuôn khổ này sẽ bao gồm một nền tảng công nghệ thông tin mới và chiến lược truyền thông, sẽ được thực hiện và tinh chỉnh trong vòng 3 năm tới.

Ngoài ra, hoạt động đào tạo cũng sẽ được hỗ trợ, nhằm mở rộng đội ngũ thanh tra giám sát và cung cấp các dịch vụ của PASO thông qua Chương trình Phát triển Thanh tra Thái Bình Dương của cơ quan này.

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) ở Papua New Guinea và quần đảo Thái Bình Dương, ông Michel Kerf cho hay: “Không phận được giám sát bởi PASO chiếm 15% trên hành tinh. Việc đảm bảm vận chuyển hàng không an toàn, an ninh và đáng tin cậy trên toàn bộ khu vực rộng lớn này là điều cần thiết”.

Về phần mình, Chủ tịch PASO, ông Wilson Sagati khẳng định: "Tôi rất vui mừng bởi sự hỗ trợ liên tục mà Ngân hàng Thế giới cung cấp cho PASO và ý nghĩa của nó đối với hàng không ở khu vực Thái Bình Dương". 

Được biết, các hoạt động mới sẽ giúp PASO xây dựng những cải cách hiện có, bao gồm việc thành lập đăng ký an toàn hàng không và thanh tra an ninh, cũng như tăng cường các dịch vụ của PASO.

Khoản tài trợ này sẽ được cung cấp thông qua trợ cấp khu vực trị giá 3,55 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế, một quỹ của Ngân hàng Thế giới cho các quốc gia có nhu cầu cao nhất.

Khoản tài trợ là một phần của một loạt các dự án được thực hiện theo Chương trình Đầu tư Hàng không Thái Bình Dương, một chương trình khu vực được thiết kế để tăng cường an toàn và an ninh hàng không ở khu vực Thái Bình Dương. Chương trình tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng sân bay quan trọng, như đường băng, hỗ trợ điều hướng và chiếu sáng, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải thiện quản lý sân bay và các hoạt động, cũng như phát triển ngành hàng không.

Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse)