Thưởng thức bữa ăn không thịt ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Greenpeace
Theo đó, sáng kiến hỗ trợ phương pháp “ít hơn là tốt nhất” đối với việc ăn thịt, cho sức khỏe của chính mình và hạnh phúc của hành tinh, thay vì khuyến khích tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật hơn.
Các chuyên gia dự đoán đến năm 2050, dân số thế giới dự kiến đạt hơn 9 tỷ người, nhiều hơn 30% so với số lượng hiện nay. Nếu không thay đổi chế độ ăn ngày nay, sự gia tăng trong sản lượng thịt dự kiến đạt 200 triệu tấn, và đó là một nhu cầu mà thế giới không thể đáp ứng, Hiệp hội Thuần chay New Zealand cho hay.
Ngoài ra, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy phân tích lớn nhất về tác động của sản xuất lương thực trên hành tinh. Nghiên cứu kết luận rằng, việc từ bỏ hoặc giảm các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật trong thực phẩm và các sản phẩm cơ bản là cách hiệu quả nhất để giảm tác động của chúng đối với môi trường.
Nghiên cứu chỉ ra, thực phẩm thuần chay có thể làm chậm tình trạng biến đổi khí hậu, vì thực phẩm dựa trên thực vật đòi hỏi ít tài nguyên hơn nhiều so với các loại thực phẩm từ động vật, đồng thời cũng phát thải ít khí nhà kính hơn.
Bên cạnh đó, theo một báo cáo mới được Viện nghiên cứu Thực phẩm và Thực vật New Zealand công bố, người dân Trung Quốc đang tích cực giảm tiêu thụ thịt do các vấn đề về sức khỏe và môi trường.
Bản báo cáo cho biết, 39% người tiêu dùng Trung Quốc hiện đang giảm tiêu thụ thịt để ủng hộ việc tiêu thụ rau, đậu phụ...
Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse & Scoop)