Những người bạch tạng cần được lưu ý, quan tâm nhiều hơn. Ảnh: UN Nation
Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh bạch tạng thường là đối tượng bị chỉ trích do những quan niệm sai lầm về niềm tin, mê tín dị đoan... Về lâu dài, vấn nạn này sẽ gây nên sự ly khai và dần đẩy người bạch tạng ra khỏi xã hội. Ở một số cộng đồng, việc thiếu hiểu biết và ảnh hưởng quá nhiều bởi mê tín dị đoan đã đẩy những người bạch tạng phải đối mặt với nguy cơ bị đe dọa đến mạng sống và sự an toàn.
Nhận thấy được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết tuyên bố bắt đầu từ năm 2015, thế giới lấy ngày 13/6 hằng năm là Ngày quốc tế phòng chống bạch tạng.
Trong đó, Hội đồng nhân quyên Liên Hiệp Quốc khẳng định cần yêu cầu mọi cá nhân phòng chống các cuộc tấn công và ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử với người bạch tạng. Hơn nữa, để đáp lại lời kêu gọi của các tổ chức xã hội dân sự về việc nhìn nhận những người bạch tạng là một nhóm dân cần đặc biệt lưu ý, quan tâm, vào ngày 26/3/2015, Đại hội đồng cũng nhất trí bầu chức vụ chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề đảm bảo quyền lợi của người bạch tạng.
Đan Lê (Lược dịch từ UN Nation)